Thời trang

Trào lưu vẽ móng nghệ thuật

Vẽ móng nghệ thuật hay còn gọi là vẽ nail phát triển ở các nước khu vực châu Âu, châu Mỹ từ những năm 60 của thế kỷ trước. Khoảng 5 năm trở lại đây, khi nhu cầu làm đẹp của những người phụ nữ và giới trẻ Việt Nam ngày càng cao thì nghệ thuật vẽ nail đã trở thành trào lưu mới và phát triển khá mạnh.
Với sức hút bởi sự sáng tạo của nghệ thuật vẽ nail mà ngày nay có thể thấy các các cửa tiệm làm nail mọc lên ở khắp nơi, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tùy vào nhu cầu của mỗi cá nhân, phái đẹp có thể sở hữu bàn tay xinh xắn trông khá bắt mắt với nhiều họa tiết, hình dáng, kiểu cách phù hợp cho mọi lứa tuổi như họa tiết 3D, họa tiết nổi....
     
Theo chị Phạm Minh Ngọc- chủ tiệm nail Le Flamant cho biết, vẽ nail là nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ bởi việc trang trí trên móng tay cũng gần giống như vẽ một bức tranh tí hon với đủ các màu sắc và hình họa, chất liệu khác nhau như: Sơn lì, sơn gel, sơn bóng... cùng các phụ kiện đi kèm để tạo điểm nhấn như xà cừ, đá, nhũ…Để bắt kịp với xu hướng làm móng của thị trường phát triển qua từng năm, người vẽ nail phải thường xuyên sáng tạo ra những kiểu mẫu mới với những chất liệu sơn mới.
   


Khách hàng sẽ được tư vấn, chăm sóc đôi bàn tay trước khi bắt đầu lựa chọn các mẫu mình ưa thích.


Chị Ngọc là người khá kĩ tính trong việc lựa chọn mẫu gel, hầu hết các mẫu gel đều được nhập khẩu từ nước ngoài.


Công đoạn vệ sinh, chăm sóc và làm sạch móng tay.


Công đoạn sơn gel để làm tăng độ bóng cho ngón tay.


Thiết bị hỗ trợ cho việc làm khô nhanh bàn tay sau khi sơn gel.


Để có một sản phẩm độc đáo, người vẽ phải thực hiện trong thời gian từ 30-40 phút tùy từng độ phức tạp do khách hàng lựa chọn.


Ngoài việc vẽ họa tiết trên tay, khách hàng có thể lựa chọn cho mình những hình phụ kiện để tô điểm thêm cho đôi bàn tay.


Tại Le Flamant có rất nhiều mẫu mã phù hợp dành cho mọi lứa tuổi.


Một số dụng cụ thiết yếu trong lĩnh vực làm nail.


Rất nhiều những loại phụ kiện như đá, nhũ, họa tiết trang trí đều được cập nhật để khách hàng có thể lựa chọn.
  
Để có một sản phẩm móng tay độc đáo, người vẽ nail sẽ thực hiện trong khoảng thời gian từ 30-40 phút. Trước khi sơn, vẽ khách hàng ngâm tay chân để vệ sinh và làm mềm móng. Sau đó, người vẽ nail sẽ cắt loại bỏ các vùng da sần sùi, hư tổn tạo thành form móng tròn và bắt đầu sơn móng. Chất liệu sơn được nhiều người yêu thích hiện nay là sơn gel, bởi loại sơn này có độ bền cao và giúp người vẽ sáng tạo được nhiều hơn là sơn thường.
     
Công đoạn công phu nhất và tạo nên “bản sắc” của mỗi người vẽ nail lại chính là phần trang trí cho móng tay. Để có một bộ móng tay đẹp và lạ mắt, người vẽ thường sử dụng cọ nét truyền thống hoặc hiện nay cũng có khá nhiều dụng cụ hỗ trợ cho việc vẽ trên móng tay. Tùy độ tuổi và nhu cầu sở thích của khách hàng mà người vẽ nail sẽ tạo ra các hoạ tiết sinh động khác nhau như hoa lá, hoạt hình, con vật… Với khách hàng trung niên thì thích sơn trơn đơn giản, với khách hàng là nhân viên văn phòng yêu thích sự nhã nhặn thì thường tạo điểm nhấn thêm bằng phụ kiện như nhũ, xà cừ…
     
Khoảng 2 năm trở lại đây, bắt theo xu hướng làm nail thế giới và sở thích của nhiều khách hàng, người vẽ nail cũng sáng tạo thêm bằng việc đắp bột tạo thành các họa tiết 3D và đắp móng dài ra rồi đính đá. Quả thật, sự cầu kỳ hay đơn giản trong nghệ thuật nail đều là sự sáng tạo đặc biệt trong cách làm đẹp độc đáo hiện nay đang thu hút khá nhiều người Việt Nam.
     
Với nhu cầu làm đẹp hiện nay, khách hàng yêu thích bộ môn nghệ thuật vẽ nail (trang trí móng tay) sẵn sàng bỏ ra số tiền từ 200 nghìn đến 1 triệu đồng để có được bộ móng tay đẹp, lạ vừa có tính thẩm mỹ cao lại vừa che được khuyết điểm cho bàn tay của mình.
     
Chị Nguyễn Phương Oanh chia sẻ: “Cứ khoảng 2-3 tuần, tôi lại đến làm tiệm nail vẽ móng. Giờ cũng trở thành sở thích cá nhân mỗi khi có thời gian rảnh rỗi. Việc có bộ móng tay đẹp cũng làm cho mình tự tin rất nhiều khi đi chơi”./.


Một vài mẫu sản phẩm độc đáo tại Le Flamant:










Bài: Ngân Hà- Ảnh: Khánh Long

Đặc sắc trang phục truyền thống của dân tộc Mảng

Đặc sắc trang phục truyền thống của dân tộc Mảng

Tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu; người Mảng cư trú chủ yếu ở các xã: xã Vàng San (bản Nậm Suổng, Sang Sui, Nậm Xẻ), xã Bum Nưa (bản Nậm Củm) và xã Pa vệ sủ (bản A Mài) với tổng 218 hộ và 1.154 nhân khẩu. Cuộc sống của người Mảng tuy còn có những khó khăn nhất định nhưng việc bảo vệ và giữ gìn bản sắc dân tộc luôn được các thế hệ người Mảng coi trọng.

Top