Bạn bè với Việt Nam

Tiến sĩ Spencer Phillips và những hoạch định giá trị của kinh tế với môi trường

Là nhà hoạch định kinh tế sinh thái người Mỹ, Tiến sĩ Spencer Phillips đã đến Việt Nam làm việc, giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về giá trị của kinh tế với môi trường, thiên nhiên và cuộc sống con người trước những biến đổi của khí hậu toàn cầu.
Nhiều năm làm Chủ tịch Công ty Key-Log Economy, nơi có hơn 30 năm nghiên cứu, định hướng chính sách và lãnh đạo phi lợi nhuận, Spencer Phillips  đã có nhiều đóng góp không chỉ cho chính phủ Mỹ mà còn nhiều quốc gia ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam những đánh giá môi trường ảnh hưởng đến kinh tế như thế nào.

Ở Mỹ, Key-Log Economy đã tuyển dụng một số sinh viên Việt Nam tâm huyết với lĩnh vực môi trường thực tập để sau này các em có thêm kinh nghiệm thực tế khi về Việt Nam. Năm 2013, Phillips Spencer có thời gian làm việc tại Viện Khoa học Quản lý Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) trong dự án tìm giải pháp giảm khí thải metan từ rác thải. Khi đó, ông đã giúp tổng hợp và phân tích dữ liệu để định lượng các lợi ích của việc giảm phát thải khí nhà kính từ các lĩnh vực xử lý chất thải rắn và nước thải.

Đó là một cơ hội mang đến cách tiếp cận dịch vụ hệ sinh thái toàn diện cho công việc của nhóm nghiên cứu ở Việt Nam. Ông giúp Bộ tài nguyên Môi trường đánh giá tài liệu và phân tích dữ liệu cần thiết để xây dựng các ước tính về tổng giá trị kinh tế của việc cắt giảm khí thải mêtan từ rác thải. Các biện pháp mà Spencer Phillips nghiên cứu có thể làm giảm lượng phát thải GHG xuống 35 triệu tấn CO2E và mang lại lợi ích kinh tế hơn 600 triệu đô la Mỹ (mỗi năm) cho Việt Nam. Dự án này không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn mang lại sức khỏe và phúc lợi thực sự đối với người dân Việt Nam.



Tiến sĩ Spencer Phillips, nhà hoạch định kinh tế sinh thái tâm huyết với các vấn đề môi trường của Việt Nam. Ảnh: Trần Thanh Giang


Spencer Phillips trò chuyện với các bạn trẻ trong buổi thuyết trình về bảo tồn môi trường. Ảnh: Trần Thanh Giang


Spencer Phillips trao đổi công việc với nhà phân tích chính sách Sonia Wang (bên trái ảnh)
và Hưng (Việt Nam), những thực tập sinh tại Công ty Key-Log Economy. Ảnh: Trần Thanh Giang

Theo Giáo sư Đỗ Nam Thắng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Quản lý Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thì dự án nghiên cứu của Spencer Phillips đã cung cấp đầu vào quan trọng trong việc ra quyết định của chính phủ Việt Nam trong việc giảm thiểu khí mê tan từ rác thải.

Spencer Phillips từng là chuyên gia về môi trường tại Hội đồng Nhà Trắng. Ông cũng là Phó Chủ tịch Nghiên cứu Kinh tế và Sinh thái Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Mỹ. Nghiên cứu của Spencer Phillips tập trung vào các giá trị của hệ sinh thái bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, từ đó tìm ra các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và chất lượng môi trường. Spencer Phillips từng học ngành kinh tế tại ĐH Virginia, có bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp và Ứng dụng.
Năm 2019, với mong muốn mở rộng Key-Log Economy tại khu vực Đông Nam Á,  Spencer Phillips đã chọn Việt Nam làm nơi bắt đầu thực hiện những dự án về đo lường hiệu quả kinh tế với tác động môi trường. Các cộng sự của ông, trong đó có những sinh viên Việt Nam từng làm việc tại Mỹ đã đồng hành cùng ông. Họ đã hiện thực hóa các dự án mới tại Hà Nội, Hội An, Mộc Châu, Đà Lạt, Lào Cai… và mang lại những lợi ích kinh tế lớn cho Việt Nam.

Ở Hà Nội, công ty Key-Log Economy đã hỗ trợ nhóm “Keep Hà Nội” trong chiến dịch giữ sạch Thành phố với công việc trọng điểm là đo lường lượng rác thải đã thu gom tại đây. Khi rác thải được nhóm tình nguyện của Keep Hà Nội tập hợp về, Philips và các nhân viên Công ty lấy mẫu 10% túi, đổ túi mẫu ra và cân từng loại rác (giấy, nhựa, kim loại, vật liệu hữu cơ, v.v.). Mục đích của việc làm này là đánh giá đo lường trọng lượng rác thải đã thu gom được, từ đó cho thấy lợi ích kinh tế của việc làm này trị giá là bao nhiêu tiền.

Hiện nay, Spencer Phillips và Công ty Key-Log Economy đang triển khai chiến dịch mới, thu gom rác tại khu vực phố cổ giúp đo lường hiệu quả kinh tế của chiến dịch này, giúp Hà Nội trở thành điểm đến xanh thân thiện. Bên cạnh đó Spencer Phillips và các cộng sự còn hỗ trợ cho công ty CDI kiểm soát chất lượng các sản phẩm nông sản hữu cơ để đánh giá hiệu quả kinh tế của sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao.



Spencer Phillips chuẩn bị cho nhóm dữ liệu cân trọng lượng chất thải được thu gom. Ảnh: Tư liệu.


Các tình nguyện viên mang đầy túi rác đến khu vực làm việc của nhóm dữ liệu của Công ty Key-Log Economy để cân trọng lượng. Ảnh: Tư liệu.


Rác thu gom được phân loại, đóng túi trước khi giao cho chuyên gia Spencer Phillips và Công ty Key-Log Economy đánh giá. Ảnh: Tư liệu.


Spencer Phillips cùng các thành viên của nhóm Keep Hà Nội. Ảnh: Tư liệu.


Spencer Phillips cùng với cộng sự và các bạn trẻ Việt Nam tham gia chiến dịch làm sạch Hà Nội. Ảnh: Tư liệu.

Theo Spencer Phillips, các dự án của Key-Log econom tập trung vào dịch vụ hệ sinh thái là những lợi ích mà con người có được từ thiên nhiên. Trong đó, được đánh giá cao nhất là nước sạch, bảo vệ khỏi lũ lụt và các sự kiện cực đoan khác, thẩm mỹ và giải trí dựa trên thiên nhiên.

Các phương pháp của Spencer Phillips và công ty Key-Log econom gồm lập bản đồ và định lượng các dòng dịch vụ hệ sinh thái theo thuật ngữ tiền tệ, cũng như ước tính các dòng chảy đó có thể thay đổi như thế nào do thay đổi sử dụng đất, quản lý đất đai hoặc chất lượng môi trường./.

 
Bài: Bích Vân - Ảnh: Thanh Giang và Tư liệu

Nghệ sĩ dương cầm Bokyung Lee và tình yêu Chùm hoa Việt Nam

Nghệ sĩ dương cầm Bokyung Lee và tình yêu “Chùm hoa Việt Nam”

Nghệ sĩ dương cầm Bokyung Lee đã từng tham gia giảng dạy và biểu diễn tại Việt Nam trong các chương trình từ thiện và hòa nhạc lớn từ năm 2016. Ấn tượng của cô về âm nhạc Việt Nam là những giai điệu dân ca và cô đã dành tài năng và tình yêu của mình để biểu diễn những ca khúc của Việt Nam bắt đầu từ “Chùm hoa Việt Nam”.

Top