Phóng sự chuyên đề

“Sứ giả” của hoà bình

Ngày 27/5/2014, Trung tâm Gìn giữ hoà bình Việt Nam nay là Cục Gìn giữ hoà bình Việt Nam được thành lập. Sau 7 năm, với những đóng góp tích cực được Liên hợp quốc đánh giá cao, lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam đã góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam nói chung, quân đội nói riêng trên trường quốc tế. 
1. Trong khu rừng sâu thuộc khu vực huấn luyện của Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (GGHBVN), Đại úy Nguyễn Thành Trung, thành viên trẻ nhất trong 12 quân nhân phải tìm được trên 10 loại rau rừng có thể ăn được, thực hành cách đặt bẫy thú rừng, tìm nguồn nước, một nơi trú ẩn an toàn,… cuối cùng là phải tạo thành công một nguồn lửa từ những vật dụng tự nhiên. Đó là một trong những nội dung của buổi tập huấn kỹ năng sinh tồn cho những người lĩnh mũ nồi xanh Việt Nam chuẩn bị lên đường nhận nhiệm vụ tại các Phái bộ GGHB Liên hợp quốc (LHQ).

Theo Đại tá Lê Đại Dương giảng viên trực tiếp huấn luyện, những người lính mũ nồi xanh phải đạt được 5 mức độ kỹ năng trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Tiêu chí đầu tiên đó là yếu tố bí mật trong sinh sống, đi lại, hay khi làm nhiệm vụ. Tiêu chí thứ hai đó là cách chọn vị trí sinh tồn để “thế ở và thế rút”. Tiêu chí thứ ba là dự kiến được các tình huống xảy ra. Tiêu chí thứ tư, khu vực sinh sống phải thuận lợi về thảm thực vật, nguồn thức ăn, nguồn nước. Tiêu chí cuối cùng là luôn giữ được thân nhiệt trong mọi điều kiện khắc nghiệt.

 

Các loại rau rừng và thức ăn được tìm kiếm trong thời gian thực hành kỹ năng sinh tồn được tập hợp lại để kiểm tra,
phân loại trong buổi tập huấn kỹ năng sinh tồn dành cho người lính Cục GGHB chuẩn bị lên đường nhận nhiệm vụ. Ảnh: Công Đạt/VNP


Các thành viên tham gia khoá huấn luyện kỹ năng sinh tồn được chia thành từng nhóm vào rừng để tìm kiếm nguồn thức ăn. 
Ảnh: Công Đạt/VNP


Cách tạo ra lửa là những vật dụng tự nhiên là một kỹ năng quan trọng trong những lớp tập huấn kỹ năng sinh tồn. Ảnh: Công Đạt/VNP


Sau khi tạo ra lửa các thành viên học cách nấu chín đồ ăn. Ảnh: Công Đạt/VNP


Việc tạo ra lửa không chỉ giúp nấu chín thức ăn mà còn giúp các thành viên trong các tình huống khi đi trong rừng xua đuổi thú giữ. 
Ảnh: Công Đạt/VNP

Sự tập luyện nghiêm túc, gian khổ của Đại úy Nguyễn Thành Trung và các đồng đội là một trong những lý do, mà theo thông tin từ Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: “Dù là cá nhân hay quân nhân chuyên nghiệp, ở bất kỳ vị trí nào, sỹ quan, bác sỹ, nhân viên y tế,… các vị trí hoạt động của Việt Nam đều hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, được các phòng chức năng của cơ quan gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (GGHB LHQ) đánh giá cao”.
 
Những người lính mũ nồi xanh phải đạt được 5 mức độ kỹ năng trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Tiêu chí đầu tiên đó là yếu tố bí mật trong sinh sống, đi lại, hay khi làm nhiệm vụ. Tiêu chí thứ hai đó là cách chọn vị trí sinh tồn để “thế ở và thế rút”. Tiêu chí thứ ba là dự kiến được các tình huống xảy ra. Tiêu chí thứ tư, khu vực sinh sống phải thuận lợi về thảm thực vật, nguồn thức ăn, nguồn nước. Tiêu chí cuối cùng là luôn giữ được thân nhiệt trong mọi điều kiện khắc nghiệt.
Cũng theo Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, hiện nay, Việt Nam đã có 4 sỹ quan tham gia vào các vị trí cá nhân ở phái bộ và LHQ. Ba sỹ quan trong đó đảm nhận các vị trí sỹ quan tham mưu kế hoạch, tổng hợp, huấn luyện ở Cục Hoạt động Hòa bình LHQ, tại New York, Hoa Kỳ. Một sỹ quan trúng tuyển điều phối viên tại Cộng hòa Trung Phi. Các sỹ quan Việt Nam tham gia thi tuyển đã xuất sắc vượt qua các kỳ sát hạch ngặt nghèo của LHQ. Mỗi vị trí thi tuyển đều có từ 150 – 200 ứng viên ứng tuyển.

Đặc biệt, Việt Nam được LHQ đánh giá cao về tỷ lệ nữ quân nhân tham gia LLGGHB theo nghị quyết 1325 của LHQ về phụ nữ về gìn giữ hoà bình an ninh và phát triển. Việt Nam đã cử được 34 nữ quân nhân tham gia LLGGHB LHQ, đạt tỷ lệ trên 16%, so với yêu cầu của LHQ là dưới 10%.



Sáng 21/4, tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, BVDC 2.3 đã tiếp tục lên đường thực hiện nhiệm vụ GGHB LHQ tại Nam Sudan (đợt 2).
Ảnh: Thông Hải / VNP



BVDC 2.3 sẽ thay thế BVDC 2.2 thực hiện nhiệm vụ trong thời hạn một năm theo Quyết định của Chủ tịch nước. Ảnh: Thông Hải / VNP


Động viên đồng đội trước khi lên đường nhận nhiệm vụ. Ảnh: Thông Hải / VNP



Trong năm 2020 với ảnh hưởng chưa từng có của đại dịch COVID-19, BVDC2.2 của Việt Nam đã vượt qua toàn bộ các tiêu chí kiểm tra
của LHQ về công tác phòng, chống COVID-19. Ảnh: Cục GGHB Việt Nam cung cấp LLGGHB của Việt Nam luôn thân thiện và là những người bạn của cư dân bản địa ở Nam Sudan.  Ảnh
: Cục GGHB Việt Nam cung cấp


LLGGHB của Việt Nam luôn thân thiện và là những người bạn của cư dân bản địa ở Nam Sudan.  Ảnh: Ảnh: Cục GGHB Việt Nam cung cấp


Những nữ chiến sỹ của  BVDC2.1 cùng với trẻ em ở Nam Sudan. Ảnh: Cục GGHB Việt Nam cung cấp

2. Sáng 21/4, tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 3 (BVDC 2.3) đã tiếp tục lên đường thực hiện nhiệm vụ GGHB tại Nam Sudan (đợt 2). BVDC 2.3 sẽ thay thế BVDC 2.2 thực hiện nhiệm vụ trong thời hạn một năm theo Quyết định của Chủ tịch nước. BVDC 2.3 được thành lập vào tháng 3.2020 với biên chế 70 quân nhân (63 chính thức, 7 dự bị).

Trong suốt thời gian huấn luyện, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Cục GGHBVN đã phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thành tốt các khóa huấn luyện về chuyên môn quân y và nghiệp vụ cho BVDC 2.3, như: Cấp cứu chấn thương nâng cao (ITLS); huấn luyện cho Đội Cứu trợ đường không (AMET); huấn luyện tiền triển khai; huấn luyện luật Nhân đạo quốc tế và ngoại dã chiến; huấn luyện bổ túc lái xe rơ moóc, xe bọc thép BRT 152 cho lực lượng liên quan của Bệnh viện dã chiến 2.3,…

Được biết, BVDC2.1 của Việt Nam đã thực hiện khám chữa bệnh cho 2.022 lượt bệnh nhân với 63 ca phẫu thuật (23 ca trung và đại phẫu). Sau khi kết thúc nhiệm kỳ, BVDC2.1 được Phái bộ Nam Sudan tặng Bằng khen tập thể cùng 04 cá nhân. Liên hợp quốc đã tặng Huy chương vì Sự nghiệp hòa bình cho BVDC2.1.

Thay thế BVDC2.1 từ tháng 11/2019, BVDC2.2 tiếp tục khẳng định và phát huy những thành công của BVDC2.1, tổ chức khám chữa bệnh cho hơn 1.400 bệnh nhân; là cơ sở bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe có uy tín cho hơn 2.200 nhân viên LHQ tại Ben-tiu, Nam Sudan.



BVDC2.2 tổ chức khám chữa bệnh cho hơn 1.400 bệnh nhân; là cơ sở bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe
có uy tín cho hơn 2.200 nhân viên Liên hợp quốc tại Ben-tiu, Nam Sudan. Ảnh: Cục GGHB Việt Nam cung cấp



Trên các phương tiện truyền thông của các nước và truyền thông UN, hình ảnh những chiến sỹ quân y Việt Nam tận tụy hết lòng chăm sóc người bệnh.
Ảnh: Cục GGHB Việt Nam cung cấp



Một ca cấp cứu cho bệnh nhân của BVDC2.2 ở Nam Sudan. Ảnh: Cục GGHB Việt Nam cung cấp


LLGGHBVN đã mang đến một cách tiếp cận rất mới, không đơn thuần hoàn thành nhiệm vụ gìn giữ hòa bình mà còn là các “sứ giả” của hòa bình,
là thầy giáo “gieo mầm xanh” hòa bình, tình hữu nghị đến các cộng đồng dân cư bản địa. Ảnh: Cục GGHB Việt Nam cung cấp



Những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” đang giúp người dân trồng rau xanh, may và phát khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 đã làm cho người dân các nước
thêm hiểu và thêm yêu mến Việt Nam, làm đẹp hơn hình ảnh “những người lính mũ nồi xanh” của LHQ. Ảnh: Cục GGHB Việt Nam cung cấp



Trung tá Nguyễn Thị Liên đã trở thành “một hiện tượng” của về hình ảnh đẹp của một "sứ giả" hoà bình. Ảnh: Cục GGHB Việt Nam cung cấp

Đặc biệt, trong năm 2020 với ảnh hưởng chưa từng có của đại dịch COVID-19, BVDC2.2 của Việt Nam đã vượt qua toàn bộ các tiêu chí kiểm tra của LHQ về công tác phòng, chống COVID-19 và chăm sóc sức khỏe, điều trị cho bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19. Lãnh đạo LHQ đã gửi thư cảm ơn đến Chính phủ Việt Nam và BVDC2.2 về thành công tại địa bàn.

Theo đó, BVDC2.3 triển khai thực hiện nhiệm vụ GGHB LHQ trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, địa bàn triển khai đang là tâm dịch, vùng trũng về y tế, do vậy 100% cán bộ, y bác sĩ, nhân viên của Bệnh viện dã chiến 2.3 trước khi lên đường thực hiện nhiệm vụ đã được tiêm vắc xin Covid-19 và tập huấn các biện pháp phòng, chống Covid-19 sát với điều kiện thực tế.

Theo Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục GGHBVN, từ tháng 6-2014 đến tháng 12-2020, Việt Nam đã cử 179 lượt sĩ quan đi làm nhiệm vụ GGHB LHQ tại các Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Cục Hoạt động Hòa bình tại trụ sở LHQ. Trong đó có 53 lượt sĩ quan quân đội (theo hình thức cá nhân) và 126 cán bộ, nhân viên của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 (BVDC2.1) và BVDC2.2 (theo hình thức đơn vị).



Với những đóng góp tích cực được LHQ đánh giá cao, lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam đã góp phần nâng cao vị thế,
vai trò của Việt Nam nói chung, quân đội nói riêng trên trường quốc tế. Ảnh: Cục GGHB Việt Nam cung cấp



Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục GGHBVN nhận cờ từ Thái Lan trong lễ bàn giao
Chủ tịch mạng lưới các Trung tâm GGHB của Đông Nam Á. Ảnh: Cục GGHB Việt Nam cung cấp



Những con số và kết quả tham gia sứ mệnh GGHB của Việt Nam cho thấy hình ảnh của một đất nước Việt Nam đổi mới,
là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Ảnh: Cục GGHB Việt Nam cung cấp

3. Năm 2018, Việt Nam được LHQ lựa chọn là quốc gia đầu tiên trong 4 quốc gia khu vực Đông Nam Á được chủ trì, tổ chức huấn luyện quốc tế nâng cao năng lực công binh GGHB LHQ cho các quốc gia cử quân trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong khuôn khổ chương trình Đối tác ba bên của LHQ (TPP).
100% sĩ quan cá nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác được LHQ đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; trong đó 33% hoàn thành xuất sắc (tỉ lệ này tại Phái bộ Nam Sudan là dưới 2%).

Theo đánh giá của LHQ, LLGGHB Việt Nam không đơn thuần hoàn thành nhiệm vụ gìn giữ hòa bình mà còn là các “sứ giả” của hòa bình, “gieo mầm xanh” hòa bình, tình hữu nghị đến các cộng đồng dân cư bản địa.


Từ 2018 - 2020, Việt Nam đã tổ chức thành công 03 khóa huấn luyện cho nhiều lực lượng quân đội các nước trong khu vực. Các khoá huấn luyện quốc tế của việt nam được LHQ và đối tác Nhật Bản đánh giá cao.

Theo đó, Việt Nam đang đề xuất mong muốn xây dựng Cục GGHBVN thành trung tâm huấn luyện của khu vực và thế giới về lĩnh vực GGHB. Đề xuất này của Việt Nam cũng đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của LHQ, các quốc gia trong khu vực. Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng đang phối hợp với LHQ, các đối tác có kinh nghiệm huấn luyện trong khu vực, để xây dựng giáo trình, bài giảng, khoa mục huấn luyện mang tính chuẩn của LHQ.

Hiện nay, Việt Nam đang chuẩn bị đội công binh để sẵn sàng đi làm nhiệm vụ tại các phái bộ. Đội Công binh có 290 sĩ quan chính thức và 29 người thuộc lực lượng dự bị, sẽ làm nhiệm vụ xây dựng các công trình mặt bằng, như làm đường, làm cầu, cống, sân bay, bến cảng; xây dựng doanh trại, nhà cao tầng (không quá 4 tầng). Trong hơn 300 quân nhân của đội công binh, có 31 nữ (khoảng 10%), tỷ lệ này vượt xa so với đề xuất của LHQ là khoảng 5 đến 7%.

Công tác huấn luyện đội công binh đã được thực hiện hơn 4 năm qua. Đặc biệt, 3 khóa huấn luyện quốc tế về việc sử dụng các loại trang thiết bị hạng nặng cũng đã được tổ chức với sự phối hợp của Nhật Bản và LHQ. "Cả 3 khóa này được LHQ, Nhật Bản đánh giá rất cao", Thiếu tướng Phụng cho biết./.


 
Bài: Thảo Vy - Ảnh: Công Đạt, Thông Hải, Cục GGHB Việt Nam


Top