Tiêu điểm

Quốc hội Khóa XIII, Kỳ họp 11: Bầu các chức danh chủ chốt của Nhà nước

Diễn ra từ ngày 21/3 đến 12/4/2016, Kỳ họp thứ 11 là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội Khóa XIII. Quốc hội đã tổng kết công tác nhiệm kỳ của các cơ quan Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ; Thông qua một số dự án Luật quan trọng.

Đặc biệt, tại Kỳ họp lần này, Quốc hội đã tiến hành xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn một số chức danh lãnh đạo các cơ quan của Nhà nước.

Quốc hội đã bầu Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội, 
Ông Trần Đại Quang, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an làm Chủ tịch nước và Ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Thủ tướng Chính phủ.


 

Quang cảnh Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN


Đại biểu Quốc hội tiến hành bỏ phiếu bầu các chức danh chủ chốt của Nhà nước. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: Hoàng Quang Hà/Báo ảnh Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Sinh ngày: 12/4/1954
Quê quán: Bến Tre
Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân chính trị
Trình độ học vấn: Thạc sĩ Kinh tế
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX, X,XI,XII
Bí thư Trung ương Đảng Khóa XI
Ủy viên Bộ Chính trị Khóa XI, XII
Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII
 


Chủ tịch nước Trần Đại Quang tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: Hoàng Quang Hà/Báo ảnh Việt Nam
Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Sinh ngày: 12/10/1956
Quê quán: Ninh Bình
Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp
Trình độ học vấn: Giáo sư, Tiến sĩ Luật
Ngoại ngữ: Cao học tiếng Trung
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI, XII
Ủy viên Bộ Chính trị XI, XII
Đại biểu Quốc hội Khóa XIII



Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: Hoàng Quang Hà/Báo ảnh Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
Sinh ngày: 20/7/1954
Quê quán: Quảng Nam
Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp
Trình độ học vấn: Cử nhân Kinh tế
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X, XI, XII
Ủy viên Bộ Chính trị Khóa XI, XII
Đại biểu Quốc hội Khóa XI, XIII
 

Thực hiện: TTXVN/Báo ảnh Việt Nam

Tôn vinh giá trị của lễ hội Việt

Tôn vinh giá trị của lễ hội Việt

Trong không khí rộn ràng, háo hức của những ngày đầu xuân mới, các lễ hội truyền thống được tổ chức trên suốt chiều dài dải đất hình chữ S, từ khắp các nẻo đường, người người, nhà nhà lại nô nức đi trẩy hội để tưởng nhớ đến công ơn của những người đã có công với quê hương, đất nước và cầu mong cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đó chính là nét đẹp văn hóa ngàn năm của lễ hội Việt cần được tôn vinh.

Top