Giải chạy "Vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái" diễn ra ngày 8/12/2024 đã trở thành điểm nhấn quan trọng trong cuộc chiến chống bạo lực giới. Với sự tham gia của hàng nghìn vận động viên từ nhiều độ tuổi và background khác nhau, sự kiện không chỉ là một hoạt động thể thao thông thường mà còn là một diễn đàn mạnh mẽ để lan tỏa thông điệp chống bạo lực, đồng thời gây quỹ hỗ trợ các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình.
Giải chạy do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) tổ chức với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam và Chính phủ Australia và một số tổ chức quốc tế. Mong muốn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và hỗ trợ các nạn nhân, tổ chức đã kêu gọi sự chung tay từ cộng đồng để tạo ra một không gian an toàn, tôn trọng và bình đẳng.
Với mục tiêu cụ thể, tổ chức đặt ra những hoạt động như: Gây quỹ hỗ trợ nạn nhân bạo lực; Tổ chức các buổi tư vấn pháp lý miễn phí; Xây dựng chương trình hỗ trợ phục hồi tâm lý; Tài trợ cho các khóa đào tạo kỹ năng sống và độc lập kinh tế cho nạn nhân.
Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc CSAGA cho biết, tham gia sự kiện hôm nay là cách để ủng hộ một Việt Nam hòa bình, thịnh vượng và nói không với bạo lực giới. Những người tham gia có thể thuộc số ít hoặc số đông, nhưng khi bên nhau và cùng nhau hành động vì những điều tốt đẹp, sự thay đổi tích cực sẽ được khơi dậy. Sự kiện này tôn vinh vẻ đẹp của sự đa dạng và thể hiện sự tôn trọng đối với hạnh phúc của từng cá nhân, các cặp đôi, các gia đình, hướng tới một Việt Nam không còn bạo lực giới.
Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc Matt Jackson chia sẻ, số người tham gia và hưởng ứng hôm nay minh chứng cho sức mạnh cộng đồng trong việc kiến tạo một tương lai không bạo lực. Những bước chạy hôm nay đưa chúng ta gần hơn với mục tiêu này, khẳng định rằng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái không thể được dung thứ.
Bà Cherie Russell - Tham tán Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam bày tỏ, Australia tự hào hỗ trợ các sáng kiến như Giải chạy năm nay, giúp làm sáng tỏ những thách thức đang diễn ra do bạo lực trên cơ sở giới. Năng lượng và sự quyết tâm mà mọi người thể hiện việc truyền cảm hứng, tái khẳng định cam kết chung để đảm bảo rằng không có phụ nữ hay trẻ em nào phải sống trong sợ hãi bạo lực.
Điểm nhấn đặc biệt của giải chạy chính là sự tham gia của Câu lạc bộ Người khiếm thị yêu chạy. Gần 30 vận động viên khiếm thị đã chinh phục đường chạy với sự trợ giúp của 30 người dẫn đường tình nguyện. Anh Nguyễn Văn Huy, một vận động viên khiếm thị, chia sẻ: "Chúng tôi không nhìn thấy đường, nhưng chúng tôi nhìn thấy hy vọng. Mỗi bước chạy là một lời cam kết chống lại bóng tối của bạo lực."
Sự kiện thu hút trên 2.000 người tham gia, bao gồm trẻ em, thanh thiếu niên, người khuyết tật, cộng đồng LGBTQI+, tạo nên không khí hòa nhập và đoàn kết. Hai chặng đua có tên “Yêu Thương” (2,5 km) và “Đồng Hành” (5 km) tượng trưng cho tinh thần yêu thương và gắn kết. Những hoạt động nâng cao nhận thức diễn ra xuyên suốt sự kiện, cung cấp thông tin và hành động cụ thể để phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.
Được tổ chức lần đầu năm 2022, giải chạy nhanh chóng trở thành sự kiện ý nghĩa, thu hút sự quan tâm của công chúng với thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái. Từ 450 người tham gia ban đầu, con số này tăng lên 1.700 người tham gia vào năm 2023, và đạt trên 2.000 người tham gia năm 2024, bao gồm nhiều thanh thiếu niên, người khuyết tật, cơ quan ngoại giao và Liên hợp quốc. Giải chạy không chỉ là hoạt động thể thao mà còn là biểu tượng cho nỗ lực không ngừng để thúc đẩy bình đẳng giới và xây dựng một xã hội hòa bình./.
Điểm nhấn đặc biệt của giải chạy chính là sự tham gia của Câu lạc bộ Người khiếm thị yêu chạy. Gần 30 vận động viên khiếm thị đã chinh phục đường chạy với sự trợ giúp của 30 người dẫn đường tình nguyện.
Các runner hòa vào nhau, tạo nên một dòng chảy sống động của sự quyết tâm và hy vọng.
Những dáng chạy đều đặn, mạnh mẽ, tạo nên một bức tranh đầy sức sống trên đường phố Hà Nội.
Giải chạy có sự tham gia của nhiều runner khuyết tật.
Nhiều người nước ngoài cũng tham gia chạy giải.
Khoảnh khắc đáng yêu của hai mẹ con runner người nước ngoài.
Cả gia đình cùng nắm tay nhau khi chạy qua vạch đích.
Những runner khiếm thị và người dẫn đường đã vượt qua mọi giới hạn của bản thân để hoàn thành đường chạy.
Những nụ cười rạng rỡ khi tiến gần đích.
Các runner giơ cao tay, chia sẻ niềm vui chinh phục.
Giải chạy gồm 2 chặng đua có tên “Yêu Thương” (2,5 km) và “Đồng Hành” (5 km).
Tham gia giải chạy, có nhiều runner cosplay thành những con vật ngộ nghĩnh.
Trên 2.000 người tham gia, bao gồm trẻ em, thanh thiếu niên, người khuyết tật, cộng đồng LGBTQI+
Các runner khiếm thị băng qua vạch đích, hoàn thành chặng đua của mình.
Giải chạy có sự tham gia của nhiều runner khuyết tật.
Các runner hòa vào nhau, tạo nên một dòng chảy sống động của sự quyết tâm và hy vọng.