Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng cho biết Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% năm 2025, thậm chí cao hơn để tăng xếp hạng quy mô nền kinh tế và GDP bình quân đầu người đạt 4.900 USD. Năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; cạnh tranh chiến lược gay gắt; xung đột leo thang ở Ukraine, Trung Đông, Biển Đỏ, căng thẳng gia tăng ở bán đảo Triều Tiên; giá xăng dầu, hàng hóa cơ bản, cước vận tải biến động mạnh; kinh tế, thương mại phục hồi chậm, thiếu vững chắc; tổng cầu, đầu tư toàn cầu sụt giảm; tỷ giá, lãi suất biến động khó lường; thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, lương thực, an ninh mạng diễn biến phức tạp.
Công nhân thi công lồng sắt trên công trường xây dựng cầu Đại Ngãi nối đôi bờ sông Hậu những ngày cận Tết Giáp Thìn 2024. Ảnh: TTXVN
Tuy nhiên, Việt Nam đã phản ứng linh hoạt, hiệu quả trước những biến động bên ngoài; vừa phải khắc phục những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm và phải dành nhiều thời gian, nguồn lực giải quyết những vấn đề đột xuất, phát sinh, nhất là ứng phó, khắc phục thiên tai gây hậu quả nặng nề và còn kéo dài tại nhiều địa phương.Chính phủ đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (7 - 7,5%) để đến hết năm 2025 xếp hạng 31 - 33 thế giới về quy mô GDP. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD. Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%. Tốc độ tăng chỉ sổ giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5,3 - 5,4%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 29 - 29,5%. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 0,8 - 1%...
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Caseamex, Khu công nghiệp Trà Nóc. Ảnh: TTXVN
Để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, thu hút vốn đầu tư nước ngoài có chọn lọc, tăng cường xúc tiến thương mại … Đặc biệt là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức; kinh tế vùng, liên kết vùng, đô thị; xây dựng các trung tâm tài chính, khu thương mại tự do và các ngành, lĩnh vực mới, công nghệ cao (như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật…). Triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn.
Tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, nhất là các dự án mang tính chiến lược về hạ tầng giao thông, năng lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu… Phấn đấu năm 2025 thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu. Phát triển văn hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe Nhân dân. Thực hiện tốt chính sách người có công với cách mạng, giảm nghèo bền vững, trợ giúp các đối tượng yếu thế. Phấn đấu đến hết năm 2025, xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát và hoàn thành trên 100 nghìn căn nhà ở xã hội. Phát triển bền vững kinh tế biển và không gian biển quốc gia. Quyết liệt gỡ thẻ vàng IUU và ban hành Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đến năm 2030.
Thu hoạch lúa ở Hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh, thị trấn Long Điền, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: TTXVN
Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các nguồn lực để phục vụ phát triển đất nước, củng cố và nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam. Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế gắn với phát huy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Tổ chức tốt các sự kiện đa phương quan trọng
- Bài: Báo ảnh Việt Nam
- Ảnh: TTXVN
- Kỹ thuật, đồ họa: Trang Nhung
https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/long-form/viet-nam-huong-toi-quoc-gia-co-thu-nhap-cao-381201.html