Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh vừa có cuộc phỏng vấn ông Lý Cương (Li Gang), Tổng Biên tập “Mạng thương hiệu quốc gia Trung Quốc” về kết quả Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2017 tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Ông Lý Cương gửi lời chúc mừng Việt Nam đã có sự chuẩn bị chu đáo và tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC 2017.
Theo ông Lý Cương, châu Á-Thái Bình Dương là khu vực phát triển tương đối nhanh và sôi động nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Để duy trì phát triển kinh tế và thương mại của các nền kinh tế, các bên nên tạo sự thuận lợi, thuận tiện cho nhau để cùng nhau tiến lên, có thế mới gìn giữ được môi trường kinh tế-thương mại tốt đẹp và lành mạnh.
Ông nhấn mạnh APEC chính là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và cũng là “vật cản đường” đối với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, vốn đang gây khó khăn và trở ngại cho sự phát triển kinh tế và thương mại của mỗi nền kinh tế thành viên.
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12-13/11/2017. Lễ đón chính thức, hội đàm và Lễ ký kết
các văn kiện hợp tác giữa hai nước được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, chiều 12/11. Đây là chuyến thăm
nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
tại Lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước. Ảnh: Trí Dũng / TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến Lễ ký Biên bản
ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ
"Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường". Ảnh: Trí Dũng / TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến Lễ ký
Bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi thông tin thanh tra, giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
và Ủy ban Quản lý giám sát Ngân hàng Trung Quốc. Ảnh: Trí Dũng / TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến Lễ ký Biên bản
ghi nhớ về việc thúc đẩy nhanh tiến độ đàm phán thỏa thuận khung về xây dựng các khu hợp tác kinh tế
qua biên giới giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc. Ảnh: Trí Dũng / TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh phỏng vấn ông Lý Cương (Li Gang),Tổng Biên tập “Mạng thương hiệu quốc gia Trung Quốc”
về kết quả Hội nghị APEC |
Cùng với sự đồng thuận cao giữa lãnh đạo các nền kinh tế và các lĩnh vực hợp tác ngày càng sâu sắc, vai trò tổ chức của APEC sẽ ngày càng quan trọng hơn khi các nguyên tắc được hoàn thiện.
Đánh giá những đóng góp của Trung Quốc tại Hội nghị Cấp cao APEC lần này, ông Lý Cương nêu rõ APEC 2017 tại Việt Nam là hội nghị quốc tế lớn đầu tiên được tổ chức sau Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đại hội XIX).
Báo cáo chính của Đại hội XIX đã liệt kê các hoạt động quốc tế quan trọng và chiến lược quốc gia, gồm cả "Hội nghị Cấp cao APEC,” trong đó đặc biệt đề cập tới việc “khởi xướng xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại và thúc đẩy cải cách hệ thống quản trị toàn cầu."
Ông Lý Cương cho rằng những tri thức và trí tuệ này của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc làm phong phú tinh thần của Hội nghị Cấp cao APEC lần này.
Cùng với đó, việc thúc đẩy Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) và Quỹ Con đường Tơ lụa phát huy vai trò hiệu quả hơn nữa sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia dọc Sáng kiến “Vành đai và Con đường,” trong đó có Việt Nam.
Về triển vọng quan hệ hợp tác kinh tế Việt-Trung trong thời gian tới, ông Lý Cương cho biết sau Hội nghị Cấp cao APEC 2017, quan hệ kinh tế Trung-Việt được kỳ vọng sẽ có những cải thiện đáng kể, triển vọng vô cùng tích cực và lạc quan, trong đó gồm có những điều kiện thuận lợi trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung và quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam nói riêng.
Sau Đại hội XIX, Trung Quốc sẽ chú trọng nhiều hơn đến quan hệ với các nước láng giềng, trong đó gồm có Việt Nam và khu vực Đông Bắc Á.
Hiện hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều có chung nền tảng chế độ là nhà nước xã hội chủ nghĩa, đều đã tiến hành cải cách và mở cửa thành công. Trên bình diện chung, sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Trung Quốc, những mâu thuẫn giữa các nền kinh tế lớn trong APEC sẽ được giảm thiểu, và thay vào đó là hợp tác sẽ gia tăng, quan hệ giữa các bên không ngừng được cải thiện.
Với vai trò Tổng Biên tập của Mạng “Thương hiệu quốc gia Trung Quốc,” ông Lý Cương hy vọng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ hướng tới tương lai lâu dài và tập trung vào lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước.
Theo ông, trong chiến lược phát triển kinh tế, Việt Nam cần đặc biệt chú trọng tới uy tín của doanh nghiệp, chất lượng của sản phẩm và xây dựng thương hiệu./.
Thực hiện: Lương Tuấn - Trung Kiên
https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tin-tuc/tong-bien-tap-bao-trung-quoc-danh-gia-trien-vong-kinh-te-viet-trung-163422.html