
Giàn khoan mỏ Bạch Hổ là biểu tượng cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước suốt gần 35 năm đổi mới,
trong đó dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Giàn khoan của Liên doanh Vietsovpetro tại mỏ Bạch Hổ (thuộc PVN). Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - động lực phát triển của Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi). Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Năm 2020, nhà máy điện Vũng Áng 1 (thuộc PV Power) phấn đấu đạt sản lượng 6,25 tỷ kWh. Ảnh: Huy Hùng – TTXVN

Năm 2020, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đặt kế hoạch sản xuất phân bón và hóa chất hơn 1 triệu tấn các loại (trong đó Urê 785 nghìn tấn, NPK 180 nghìn tấn); Doanh thu 9.237 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 513 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng tiêu thụ các mặt hàng phân bón ước đạt khoảng 550 ngàn tấn (tăng 29% so với cùng kỳ), tổng sản lượng kinh doanh mảng hóa chất ước đạt hơn 64 ngàn tấn (tăng 70%). Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

5 tháng đầu năm 2020, PV Power đạt sản lượng 9 tỷ kWh điện, doanh thu từ điện đạt 12.969 tỷ đồng. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông. Tham gia Đại hội lần này có các cổ đông đại diện cho 939.902.029 cổ phần, chiếm tỷ lệ 90,88% tổng số cổ phần của PVOIL. Năm 2020, PVOIL xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh với doanh thu bằng 65% so với thực hiện năm 2019; lợi nhuận sau thuế bằng 108% so với thực hiện năm 2019. Kế hoạch năm 2020 được xây dựng trên cơ sở giá dầu thô trung bình ở mức 60 USD/thùng và chưa tính đến yếu tố ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và sự sụt giảm giá dầu. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

5 tháng đầu năm 2020, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã duy trì vận hành liên tục, an toàn, hiệu quả, cơ bản hoàn thành kế hoạch. Cụ thể, PV GAS đã sản xuất và cung cấp gần 3,8 tỷ m3 khí; sản xuất và kinh doanh 720 ngàn tấn LPG; sản xuất và cung cấp 26 ngàn tấn; tổng doanh thu gần 27.600 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế trên 4.500 tỷ. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị hệ thống dẫn khí tại công ty Khí Cà Mau. Ảnh: Huy Hùng – TTXVN

Liên doanh dầu khí Việt Nga - Vietsovpetro (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) vừa hạ thủy thành công chân đế giàn BK-21 mỏ Bạch Hổ. Giàn BK-21 là loại giàn đầu giếng không có người ở xây dựng tại mỏ Bạch Hổ, nằm gần giàn cố định MSP6, MSP7. Sản phẩm khai khác từ giàn BK21 sẽ được vận chuyển qua giàn MSP6 bằng đường ống ngầm. Giàn BK-21 nhận khí nén (Gaslift) và nước ép vỉa từ giàn MSP7 và được cung cấp điện từ giàn MSP6. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Mặc dù gặp khó khăn kép do dịch COVID-19 và giá dầu giảm sâu nhưng 4 tháng đầu năm 2020, sản lượng khai thác quy dầu của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vẫn đạt 7,2 triệu tấn (vượt 7,7% kế hoạch). Cùng với chỉ tiêu khai thác dầu khí, PVN cũng hoàn thành vượt nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh khác. Giá dầu sụt giảm nghiêm trọng (giá trung bình 4 tháng chỉ đạt khoảng 48 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với mức giá kế hoạch là 65 USD/thùng) khiến tổng doanh thu của PVN 4 tháng chỉ đạt 203.900 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 24.100 tỷ đồng. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau - PVCFC tại Cụm công nghiệp Khí-Điện-Đạm Cà Mau. Ảnh: Huỳnh Thế Anh - TTXVN

Nhà máy điện Turbine khí Chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2 tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, thuộc Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 - NT2 có công suất 750 MW với sản lượng điện trung bình cung ứng cho lưới điện quốc gia khoảng 5 tỷ kWh/ năm, sử dụng nhiên liệu chính là khí thiên nhiên được khai thác từ bể Nam Côn Sơn. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Nhà máy điện Nhơn Trạch 1 và 2 tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Ảnh: TTXVN

Cán bộ, chuyên gia Nga và Việt Nam trên giàn khoan dầu khí ở ngoài khơi Vũng Tàu. Ảnh: TTXVN

Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Vietsovpetro – điển hình về hiệu quả trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Ảnh: TTXVN

Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau - PVCFC (Đạm Cà Mau) đặt mục tiêu trong năm 2020 sản xuất - kinh doanh đạt doanh thu gần 8.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2019. Dự kiến, trong quý I-2020, Đạm Cà Mau sẽ đưa Nhà máy NPK Cà Mau vào vận hành chính thức để phục vụ nhu cầu phân bón của nhà nông. Dự án NPK Cà Mau khi vận hành ổn định sẽ cung cấp ra thị trường 300 nghìn tấn phân bón NPK chất lượng cao với giá cạnh tranh. Với sản lượng theo kế hoạch 160 nghìn tấn năm 2020, Nhà máy NPK Cà Mau sẽ đóng góp khoảng 1.200 tỷ đồng doanh thu cho Đạm Cà Mau. Hiện nay Đạm Cà Mau có khoảng 60% thị phần ở khu vực Tây Nam bộ, tiếp tục nâng dần thị phần ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Campuchia và từng bước tham gia thị trường quốc tế với việc xuất khẩu 75 nghìn tấn vào các nước thuộc khu vực Nam Á. Ảnh: Huỳnh Thế Anh - TTXVN

Bộ phận điều khiển Trung tâm nhà máy Đạm Cà Mau. Ảnh: Huỳnh Thế Anh - TTXVN

Nhà máy Đạm Cà Mau. Ảnh: Huỳnh Thế Anh - TTXVN

Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Trong ảnh: Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp nhiều vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN
|