Khám phá

Những khu di tích lưu niệm Bác Hồ tiêu biểu

Sau khi Bác Hồ qua đời, nhiều địa phương đã trân trọng gìn giữ di tích, lập bảo tàng và tập hợp những kỷ vật, tài liệu về đời hoạt động của Bác. Ở Việt Nam hiện đã thống kê được trên 600 trăm di tích , trong đó có 37 di tích đã được Nhà nước công nhận. Xin giới thiệu một số bảo tàng và di tích lưu niệm Bác tại một số địa phương.

Sau khi Bác Hồ qua đời, nhiều địa phương đã trân trọng gìn giữ di tích, lập bảo tàng và tập hợp những kỷ vật, tài liệu về đời hoạt động của Bác. Ở Việt Nam hiện đã thống kê được trên 600 trăm di tích, trong đó có 37 di tích đã được Nhà nước công nhận. Xin giới thiệu một số bảo tàng và di tích lưu niệm Bác tại một số địa phương.

BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH, KHU DI TÍCH PHỦ CHỦ TỊCH VÀ LĂNG BÁC

Khu Bảo tàng khánh thành ngày 19 tháng 5 năm 1990 nhân kỷ niệm ngày sinh thứ 100 của Bác. Khu di tích Phủ Chủ tịch "là di sản lịch sử văn hóa Quốc gia và có ý nghĩa quốc tế". Ba điểm Bảo tàng , Di tích và Lăng nằm ở khu vực quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Trong khuôn viên Phủ Chủ tịch có nhà sàn, nơi Bác đã từng sống, nghỉ ngơi từ tháng 5/1958 đến những ngày cuối đời, tháng 8/1969. Buổi sáng, sau khi vào lăng viếng Bác, khách trong nước, quốc tế có thể vào thăm toàn bộ khu di tích và Bảo tàng.

nbsp;

nbsp;

KHU DI TÍCH KIM LIÊN - NGHỆ AN
Đây là quê hương, nơi sinh thành Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có ngôi nhà bà Hoàng Thị Loan, nơi sinh của Bác, nhà cụ Hoàng Xuân Đường ông ngoại của Bác, nhà cụ Nguyễn Sinh Sắc, nơi Bác và gia đình đã sống từ 1901 đến 1906. Đây là di tích còn giữ được những kỷ vật tuổi thơ của Bác Hồ cũng như xóm làng thân thuộc, mối quan hệ bà con, họ hàng thân quyến của Bác.

BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Đây là khu di tích tại Bến Nhà Rồng, nơi Bác xuống tàu Amiral Latouche de Tréville ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành mang một cái tên mới nôm na là anh Ba, làm phụ bếp tàu thủy để ra nước ngoài. 30 năm sau (1941) tại khu rừng Pắc Bó, Bác trở về Tổ quốc lãnh đạo toàn dân làm cuộc cách mạng giành độc lập cho dân tộc.

KHU DI TÍCH PẮC BÓ - CAO BẰNG

Ngày 28 tháng 1 năm 1941, sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn biển, Bác Hồ đã trở về vùng biên giới Cao Bằng, giáp giới với Trung Quốc, nơi cột mốc 108. Người ở trong hang Pắc Bó, gặp gỡ các cán bộ, soạn thảo chương trình vận động cách mạng. Tại đây có hang Pắc Bó, suối Lê Nin, có núi Các Mác, lán Khuội Nậm. Bên bờ suối có "hòn đá chông chênh dịch sử Đảng".

KHU DI TÍCH TÂN TRÀO - TUYÊN QUANG

Tại đình Tân Trào, Người đã chủ trì Hội nghị toàn quốc của Đảng và tiến hành Đại hội Quốc dân, đọc lệnh Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Nơi đây có đình Hồng Thái, lán Nà Lừa, cây đa Tân Trào v.v... gắn liền với thời kỳ sôi sục tiền khởi nghĩa tháng 8/1945.

BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH TẠI HUẾ
Đây là nơi 2 lần Bác đã sống và học tập những năm niên thiếu cũng như tuổi thanh niên trước khi vào Nam tìm đường cứu nước (1895-1901) và 1906-1909). Trong số trên 10 di tích, bước đầu đã có 4 di tích được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử-văn hóa. Trong số đó có trường Quốc học Huế, nơi đã đào tạo nhiều trí thức tên tuổi và từ ngôi trường này đã xuất hiện nhiều chiến sĩ yêu nước nhiều nhà cách mạng nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng.

BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH QUÂN KHU 5
Bảo tàng này đặt tại Đà Nẵng. Tại đây các chiến sĩ QK5 đã xây dựng mô phỏng nhà sàn, ao cá như tại nhà sàn Hà Nội, nơi Bác đã sống theo tỷ lệ 1/1 để nhân dân và cán bộ, các chiến sĩ có thể đến thăm và dễ dàng hình dung ra cuộc sống hàng ngày của Bác khi còn sống. Cũng tại trung tâm bảo tàng này, quân khu 5 đã trưng bày hình ảnh, hiện vật hoặc thiết kế các mô hình ghi nhớ những nơi bác đã từng sống, hoạt động. Nhà truyền thống của quân khu, nhà văn hóa quân đội tạo thành một khu văn hóa - lịch sử có giá trị.

DI TÍCH SỐ NHÀ 48 HÀNG NGANG HÀ NỘI

DI TÍCH VẠN PHÚC HÀ TÂY
Từ ngày 3/12 tới 19/12 Bác và Thường vụ Trung ương Đảng đã làm việc tại đây (cách Hà Nội 11km), chuẩn bị cho toàn quốc kháng chiến. Cũng tại nhà cụ Nguyễn Văn Dương, Người đã khởi thảo và Trung ương đã thông qua "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến".

Ngoài những di tích và bảo tàng nổi tiếng kể trên, tại nhiều tỉnh và khu vực cũng đã xây dựng những khu tưởng niệm, gìn giữ di tích và xây dựng khu bảo tàng, sưu tầm nhiều tài liệu quý về đời hoạt động cách mạng cũng như truyền thống của địa phương gắn liền với tên tuổi của Bác, trong số đó có khu di tích trường Dục Thanh và chi nhánh bảo tàng Hồ Chí Minh tại Phan Thiết, bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ, khu kỷ niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tỉnh Đồng Tháp, khu tưởng niệm Bác tại Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái, bảo tàng Bác tại thị xã Kon Tum v.v...

Huy Bin St

Tại ngôi nhà này từ khoảng 24/8 đến đầu tháng 9/1945 Bác Hồ cùng Trung ương Đảng đã làm việc khẩn trương, quyết định nhiều nhiệm vụ sau cách mạng Tháng Tám, chuẩn bị tổ chức ngày Quốc khánh đầu tiên, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước độc lập sau hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Cũng chính tại ngôi nhà này, Bác đã viết "Tuyên ngôn Độc lập" lịch sử.

https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tin-tuc/nhung-khu-di-tich-luu-niem-bac-ho-tieu-bieu-17663.html


top