Mới đây, thông qua triển lãm "Nát giỏ còn bờ tre", nghệ sĩ Trung Nghĩa đã đem đến cho công chúng một tấm phên giậu tuyệt đẹp được bọc trong không khí mát rượi của mây, tre, nứa với 10 tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Thảng thốt trước những biểu tượng qua nhiều đời đang bị mai một, đang dần biến mất là cảm giác của những nghệ sĩ muốn nhìn lại bản sắc của chính mình. Nghệ sĩ Trung Nghĩa giống như một gã nông dân tựa đầu vào gốc tre, nhoài người trên thảm cỏ, say sưa giấc ngủ trưa và sợ khi thức dậy thấy mình nằm trên mặt bêtông thô ráp.
"Nát giỏ còn bờ tre" đưa người xem về một miền quê thanh bình, yên ấm. Tác giả sử dụng các chất liệu mộc mạc, giản dị từ làng quê như mây tre để tạo nên nét đặc trưng cho các tác phẩm của mình. Đặc biệt, tác giả đã rất thông minh khi mượn những hình ảnh đẹp từ đất mẹ để xoa dịu phần nào cái chết của thiên nhiên khi tái hiện những con cá nằm trên thớt chờ chết ở một phiên chợ.

Triển lãm "Nát giỏ còn bờ tre" của nghệ sĩ Trung Nghĩa đã đem đến cho công chúng
một tấm phên giậu tuyệt đẹp được bọc trong không khí mát rượi của mây, tre, nứa.

Họa sĩ Trung Nghĩa tại triễn lãm.

Tác giả giới thiệu sách "Nát giỏ còn bờ tre” tại triển lãm.

Đông đảo các bạn trẻ đến tham quan triễn lãm.

Tác phẩm sắp đặt lớn tại trung tâm sảnh chính của triển lãm.

Với vật liệu chủ yếu là mây, tre, các tác phẩm khiến người xem dễ dàng liên tưởng đến thôn quê Việt Nam.

Triễn lãm cũng thu hút nhiều nhà nghệ thuật trong và ngoài nước. |
Tác giả Trung Nghĩa đã đan thuyền bằng mây, chiếc thuyền đó chẳng ra khơi được, rồi lại dựng một trảng cỏ bằng cật tre, trảng cỏ không nằm lên được. Qua đó, anh đã rút cạn tính chức năng trong tác phẩm, buộc người xem phải có góc nhìn khác về tre nứa.
Các nhà chuyên môn nhận định, triển lãm mà Trung Nghĩa tạo nên được làm từ những thứ rất đỗi bình thường. Tuy nhiên chính những điều bình thường ấy lại khiến chúng ta phải ngẫm nghĩ đến đau lòng. Có thể kể đến là sự chiêm nghiệm khi người xem ngắm tác phẩm Đá cục của Trung Nghĩa, công chúng dễ nhớ đến tác phẩm Lavitated Mass của Michael Heizer nhưng Michael Heizer gợi ý một cảm hứng trừu tượng về khối lượng và thực tại, còn Trung Nghĩa lại nhắc đến những tảng đá lăn từ trên núi xuống sau cơn mưa bão. Kể cả khi con người nhìn chúng như thảm họa lơ lửng, tảng đá vẫn là một phần gắn với đời sống của họ.
Bài và ảnh: Nguyễn Luân
https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tin-tuc/nhung-goc-nhin-moi-tai-trien-lam-quotnat-gio-con-bo-trequot-248626.html