Nắn chỉnh cột sống là phương pháp dùng tay và các loại dụng cụ cơ học tác động lên cột sống qua mặt ngoài cơ thể nhằm mục đích phục hồi lại các kết cấu giải phẫu bị di lệch.
Cột sống là một loại cột trụ, có chức năng chống đỡ toàn bộ cơ thể và trọng lực của các vật mà con người bê vác (ở tư thế tĩnh); Đồng thời, cột sống còn phải đảm đương thêm các chức năng vận động như cúi, ngửa, nghiêng… Khi ở tư thế động, sức nặng cột sống phải chịu tăng gấp nhiều lần. Để thực hiện chức năng vận động, cột sống phải có nhiều đốt, giữa các đốt có đĩa đệm, các đốt liên kết với nhau bởi hệ thống các dây chằng và cơ bắp xung quanh. Cột sống còn chứa đựng tủy sống - là bộ phận của thần kinh trung ương, từ tủy sống có các rễ thần kinh đi ra điều tiết hoạt động của tất cả các cơ quan mà nó chi phối.
Thực tế cột sống rất dễ bị di lệch (thoát vị, bán thoát vị, lệch vẹo một vài đốt…) và các di lệnh nhỏ thường ít được chú ý đúng mức trong quá trình khám - chữa bệnh. Cột sống được bảo vệ nhờ hệ thống dây chằng và cơ bắp xung quanh. Khi bị gắng sức quá mức, chấn thương hoặc chấn thương mãn tính do lao động, hoặc cơ, dây chằng quá yếu, cột sống sẽ không tải nổi trọng lượng của bản thân. Dây chằng bị dãn, đứt, rách thì các đốt sống và đĩa đệm sẽ di lệch khỏi vị trí bình thường của nó, sẽ chèn ép vào thần kinh, chèn ép vào mạch máu, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến thần kinh thực vật gây rối loạn hoạt động của các cơ quan, bộ phận.
Trong quá trình chữa bệnh, thầy thuốc có nhiệm vụ làm mềm các cơ bắp bị co rút, nắn chỉnh các khớp trở về đúng với vị trí giải phẫu tự nhiên vốn có của nó, giải phóng thần kinh, mạch máu bị chèn ép, từ đó loại trừ các chứng bệnh liên quan. Bệnh nhân cần phối hợp luyện tập để các cơ, dây chằng dẻo dai, các tư thế lao động, sinh hoạt đúng để bảo vệ được cột sống.
Trên thực tiễn lâm sàng nhiều bệnh nhân có hai vai không đối xứng, lệch vẹo cột sống, xương chậu, hai bên cột sống có các điểm ấn đau, xung quanh các điểm đau này cơ bắp bị co cứng. Thông qua một số lượng lớn các quan sát thống kê, cột sống bị di lệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng tương ứng (xem bảng dưới đây) và điều trị bệnh bằng phương pháp nắn chỉnh cột sống đã đem lại hiệu quả rõ rệt.
Hình vẽ liên quan giữa cột sống với các cơ quan. |
+ Đốt sống các bộ phận chi phối thần kinh, mạch máu bị chèn ép có thể phát sinh các chứng bệnh:
C1: Mạch máu não, tuyến yên, đầu, mặt, tai trong, hệ thống thần kinh giao cảm, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, hôn mê, mệt mỏi, hay quên, suy giảm về thể chất, liệt mặt, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh.
C2: Mắt, thần kinh thị, thần kinh thính giác, xoang, lưỡi, trán, xương chũm, chóng mặt, đau nửa đầu, ù tai, giảm thính lực, đau tai, viêm xoang, dị ứng, lác, cận thị.
C3: Đầu, tai, xương mặt, răng, dây thần kinh sinh ba, đau dây thần kinh, mụn trứng cá, eczema, dị cảm cổ họng, đau cổ, tức ngực, đau răng, cường giáp, nhịp tim nhanh.
C4: Mũi, môi, miệng, tai, cổ họng, vòi eustach, viêm mũi, viêm loét miệng, viêm tai giữa, điếc, dị cảm cổ họng, tức ngực, nấc, nhịp tim chậm.
C5: Dây thanh đới, tuyến cổ, họng, đau họng, khàn giọng, chóng mặt, giảm thị lực, cánh tay đau, loạn nhịp tim.
C6: Cơ cổ, vai, amidan, cứng cổ, đau tê tay, viêm amiđan, viêm phế quản, hen suyễn, hạ huyết áp, nhịp tim chậm.
C7: Tuyến giáp, vai, khuỷu tay, viêm bao hoạt dịch khớp vai, rối loạn tuyến giáp, huyết áp thấp, đau tê cánh tay.
D1: Thực quản, khí quản, cánh tay đau, xương vai đau, ho, đau ngực bên trái, viêm phế quản, hen phế quản.
D2: Tim, động mạch vành, các bệnh tim, đau ngực.
D3: Khí quản, màng phổi, phổi, viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng phổi, cúm.
D4: Túi mật, ống mật, viêm túi mật, sỏi mật, vàng da, bệnh zona, đau ngực, đau vú, u vú, hen suyễn.
D5: Gan, hệ tuần hoàn, bệnh gan, sốt, huyết áp thấp, thiếu máu, viêm khớp và các triệu chứng của ngực 4
D6: Dạ dày, viêm loét dạ dày, đau gan, đau bụng trên, sỏi mật.
D7: Tụy, tá tràng, bệnh tiểu đường, loét tá tràng, viêm dạ dày, loét dạ dày, đau gan, đau bụng, sỏi mật.
D8: Lá lách, cơ hoành, sức đề kháng giảm, viêm dạ dày, loét dạ dày, đau gan, đau bụng, sỏi mật.
D9: Thượng thận, các bệnh dị ứng, nổi mề đay, đau bụng, viêm tử cung.
D10: Thận, bệnh thận, xơ cứng động mạch, mệt mỏi, đau bụng, viêm tử cung.
D11: Thận, niệu quản, các bệnh ngoài da, đau dạ dày, đau gan, viêm tụy, bệnh tiểu đường, bệnh thận, rối loạn chức năng bài niệu, sỏi đường tiết niệu.
D12: Ruột non, hệ thống bạch huyết, các ống dẫn trứng, thấp khớp, vô sinh, đầy hơi, tiêu chảy, viêm thận, sỏi thận và triệu chứng của ngực 11.
L1: Ruột già, ruột kết, bẹn, táo bón, tiêu chảy, viêm đại tràng, thoát vị, thấp khớp, vô sinh, đầy hơi, tiêu chảy, viêm thận, sỏi thận.
L2: Bụng, ruột thừa, đùi, viêm ruột thừa, đau bụng, khó thở, suy tĩnh mạch, đau lưng, tê chân, đau.
L3: Cơ quan sinh sản, buồng trứng, tử cung, tinh hoàn, bàng quang, đầu gối, bàng quang bệnh, rối loạn kinh nguyệt, sẩy thai, di tinh, xuất tinh sớm, bất lực, đau bụng dưới, đau lưng, đau đầu gối.
L4: Tuyến tiền liệt, cơ lưng, thần kinh hông, đau lưng, đau thần kinh tọa, khó đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, táo bón và triệu chứng của thắt lưng 3.
L5: Bắp chân, mắt cá chân, bàn chân và ngón chân, tuần hoàn cẳng chân lưu thông kém, viêm khớp, di tinh, bất lực, kinh nguyệt không đều...
X CÙNG: Xương chậu, thận, viêm khớp cùng chậu, bài niệu dị thường, viêm tử cung, viêm tuyến tiền liệt, cột sống cong vẹo.
CÙNG-CHẬU: Trực tràng, hậu môn, trĩ, liệt dương, xuất tinh sớm.
+ Bản dịch tiếng Việt các ký hiệu:
C4: Mũi, môi, miệng, vòi eustach ( nối giữa tai giữa với họng), màng nhầy, phổi.
C5: dây thanh âm, tuyến cổ, họng.
C6: Cơ cổ, vai, amiđan.
C7: Tuyến giáp, bao hoạt dịch khớp vai, khuỷu tay.
T1: Vùng cẳng tay gồm bàn tay, cánh tay, cổ tay và ngón tay; thực quản và khí quản, tim.
T2: Tim, bao gồm van tim và vùng xung quanh, động mạch vành, phổi, cuống phổi.
T3: Phổi, cuống phổi, màng phổi, ngực, vú, tim.
T7: Tuyến tuỵ, tá tràng, dạ dày, gan, lách, túi mật, màng bụng.
T8: Lách, dạ dày, gan, tuyến tuỵ, túi mật, vỏ tuyến thượng thận, ruột non, cơ thắt môn vị.
T9: Vỏ tuyến thượng thận, tuyến tuỵ, lách, túi mật, buồng trứng, tử cung, ruột non.
L1:Đại tràng, dây chằng bẹn, tử cung.
L2: Ruột thừa, ổ bụng, đùi, bọng đái.
L3: Cơ quan sinh dục, tử cung, bàng quang, đầu gối, tuyến tiền liệt, đại tràng.
L4:Tuyến tiền liệt, cơ thắt lưng, dây thần kinh hông.
L5: Cẳng chân, mắt cá chân, bàn chân, tuyến tiền liệt.
Xương cùng - xương chậu, xương hông, trực tràng, cơ quan sinh dục trong và ngoài, bàng quang, ống niệu, tuyến tiền liệt.
Xương cụt, trực tràng, hậu môn.
Chuỗi hạch giao cảm tới mắt, tai và các cơ quan cảm giác khác, các tuyến và mạch máu não, đáp ứng miễn dịch, sự phát triển của xương, sự trao đổi chất béo, phản ứng stress, não.
C1: Máu cung cấp cho não, tuyến yên, da đầu, xương mặt, não, tai trong và tai giữa, hệ thần kinh giao cảm, mắt.
C2: Mắt, thần kinh thị giác, dây thần kinh thính giác, xoang, xương chũm, trán, tim.
C3: Gò má, tai ngoài, mặt, xương mặt, răng, dây thần kinh sọ, phổi.
Đám rối cánh tay - đi ra thành dây thần kinh quay, trụ, giữa, và nhiều dây thần kinh khác chi phối các cơ, các khớp và các cấu trúc khác của vai, cánh tay, cổ tay, bàn tay và các ngón.
T4: Túi mật, ống mật chung, tim, phổi, khí quản.
T5: Gan, đám rối dương, hệ tuần hoàn, tim, thực quản, dạ dày.
T6: Dạ dày, thực quản, phúc mạc, tá tràng.
T10: Thận, ruột thừa, tinh hoàn, buồng trứng, tử cung, vỏ thượng thận, lách, tuỵ, đại tràng.
T11: Thận, niệu quản, đại tràng, bàng quang, tuỷ thượng thận, vỏ thượng thận, tử cung, thận, van hồi manh tràng.
T12: Ruột non, hệ bạch huyết, đại tràng, bàng quang, tử cung, thận, van hồi manh tràng.
Đám rối thắt lưng cùng – tạo thành dây kinh hông và các dây tới cơ, khớp và các cấu trúc khác của chân, gối, mắt cá chân, bàn chân và ngón chân.
Tổng hợp: Thiện Đạt (nguồn: Viện y học cổ truyền Quân đội)
https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tin-tuc/nan-chinh-cot-song-chua-cac-benh-thuong-gap-38981.html