Trong đời sống cung đình ở Huế, trước ngày Tết người xưa thường làm lễ “Thướng tiêu” tức dựng cây nêu để báo hiệu một năm đã qua, ngày Tết đã tới.
Theo nghi thức của triều Nguyễn xưa, cây nêu ở Thế Tổ Miếu được dựng lên thì người dân xung quanh mới có thể bắt đầu dựng nêu.
Từ Thế Miếu, nghi thức rước nêu được tổ chức trang trọng, 10 lính vác nêu trong trang phục chỉnh tề, đội rước nêu khởi hành trong âm thanh của tiểu nhạc tiến vào Hoàng Cung, đến Triệu Tổ Miếu và tiến hành nghi thức dựng nêu. “Thướng Tiêu” là một nghi thức truyền thống của dân tộc và cũng là một nghi lễ quan trọng vào đầu năm mới của triều Nguyễn.
Ấn triện đươc bỏ vào hộp để treo lên cây nêu.
Tiến hành nghi lễ ở Thế Tổ Miếu.
Đội nhạc lễ .
Đi qua lầu Ngũ Phụng.
Nghi thức cúng lễ ở Triệu Tổ Miếu.
|
Cây nêu dựng trong Đại Nội là một cây tre lớn, dài 15m, được các lính vệ rước từ điện Thái Hòa về Thế Miếu - nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Khi cây nêu được dựng lên, đầu ngọn nêu được treo ấn, tín, văn phòng tư bảo, biểu trưng của việc phong ấn để triều đình nghỉ ngơi trong những ngày Tết.
Đến ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch, cây nêu sẽ được hạ xuống đánh dấu ngày nghỉ Tết đã hết, quay trở lại làm việc.
Ngoài Thế Miếu, lễ dựng nêu cũng sẽ được tổ chức tại nhiều điểm di tích khác trong Quần thể di tích cố đô Huế nhưng với quy mô đơn giản hơn, diễn ra từ ngày 23 tháng Chạp đến 30 Tết. Du khách và người dân đến với di tích cố đô Huế những ngày này nhiều địa chỉ văn hóa của Huế cũng đã phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống này bằng nghi thức dựng nêu được tổ chức trang trọng./.
Tiến hành dựng cây nêu ở Triệu Tổ Miếu.
Cây nêu được dựng lên ở Triệu Tổ Miếu.
Toàn cảnh lễ dựng nêu ở Triệu Tổ Miếu.
Rước cây nêu thứ hai ra cửa Hiển Nhơn.
Cây nêu được dựng lên ở Điện Long An, nay là Bảo tàng cổ vật cung đình Huế.
Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trong trang phục khăn đóng, áo dài dâng hương trời đất làm lễ dựng nêu.
|
Bài và ảnh: Trương Vững
https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tin-tuc/le-dung-cay-neu-trong-hoang-cung-hue-247697.html