Khám phá

Làng Đông Ngạc - nét xưa còn mãi

Bên dòng sông Hồng huyền thọai, làng cổ Đông Ngạc (huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội) từ bao đời nay vẫn yên bình lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóanbsp;lâunbsp;đời.

Bên dòng sông Hồng huyền thọai, làng cổ Đông Ngạc (huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội) từ bao đời nay vẫn yên bình lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóanbsp;lâunbsp;đời.


Con đường làng gắn liền với nét đẹp làng quê Việt Nam.


Đình làng là nơi người dân thường xuyên tổ chức việc họ tộc.


Cây thị 300 năm tuổi nằm trong khuôn viên đình làng Vẽ.


Hình ảnh ngôi nhà cổ được xây dựng từ đầu thế kỷ 20
trở thành nét đặc trưng trên mỗi đường làng ngõ xóm của Đông Ngạc.


Chiếc chum cổ bên hiên nhà thường thấy ở các làng quê Việt Nam từ xưa tới nay.


Lễ ăn hỏi của người dân làng Đông Ngạc.

Làng nổi tiếng với đình làng Đông Ngạc, một ngôi đình có quy mô to lớn, nhiều hạng mục với kiến trúc cổ kính đã tồn tại từ 500 năm nay.nbsp;Trongnbsp;đạinbsp;đìnhnbsp;có treonbsp;bộ tranh cổ thời Lê minh họa cho cảnh được mùa, cuộc sống sung túc, no đủ, yên vui. Ngoài ranbsp;có 8 bức tranh khác đặt trên giá gỗ ca ngợi các nghề: đánh cá, nghề rừng, dệt vải, chăn nuôi, dạy học, cày ruộng, làm thợ, buôn bán. Mỗi tranh có đề một bài thơ Đường luật.nbsp;Đình được xây dựng trên một thế đất cao ráo, đắc địa ở phía Bắc làng, sát với đê sông Hồng. Tương truyền, thời xưa đình vốn là một tòa miếu cổ có từnbsp;thế kỷ VII. Năm 1635, dân làng đã cải tạo và mở rộng thành đình để thờ Thành hoàng làng. Đình thờ 3 vị thần tượng trưng cho cả Thiên-Địa-Nhân. Thiên thần: Thần Độc Cước, do Phan Phu Tiên rước về từ Sầm Sơn, Thanh Hóa; Nhân thần: Lê Khôi, cháu vua Lê Thái Tổ, là một tướng tài được phong chức Thượng tướng quân; Địa thần: bản thổ Thành hoàng, được ghi lại trong sắc phong là Thần trừ tai, chống hạn, cầu cúng linh ứng.nbsp;Ngoài ra đình còn thờ ông Phạm Thọ Lý, người đã cung tiến đất làm đình lần đầu năm 1635 và Tiến sĩ Phạm Quang Dung là người làng có công đứng ra trùng tu đình năm 1718. Làng có chùa Tư Khánh mang đậm nét nghệ thuật kiến trúc thế kỷ XVIII-XIX.

Các con đường trong làng đều lát gạch nghiêng đan xennbsp;cùng những ngôi nhà cổnbsp;vẫn còn khá nguyên vẹn lànbsp;điểm đặc trưng quý giá của làng Đông Ngạc. Trong đó có nhà thờ họ Đỗ thờ ông Đỗ Thế Giai, một quan chức cao cấp thời Lê - Trịnh (thế kỷ XVII-XVIII) và là nơi còn giữ được khá nhiều di vật có giá trị. Ngoài ra còn hàng chụcnbsp;nhà thờ chi, họ khác nữa, như các dòng họ Phạm, Phan, Nguyễn, Hoàng... Làng hiện còn lưu giữ trên 100 ngôi nhà cổ trên 100 năm tuổi với kiến trúc nhà truyền thống Bắc Bộ hoặc nhà kiểu Pháp đầu thế kỷ XX, nhiều ngôi nhà gỗ được đục chạm công phu thể hiện nét tài hoa của các nghệ nhân xưa.

Làng còn có ông Lê Đức Mao (1462-1529), một người hay chữ trong làng đã soạn ra 9 bài thơ dài để đọc lên lúc thưởng lụa và tiền cho các đào nương và 9 bài thơ đó là tư liệu chữ viết đầu tiên về ca trù trong kho tàng di sản Hán Nôm, và cũng là cứ liệu sớm nhất về thơ lục bát và song thất lục bát trong lịch sử văn học Việt Nam.

Bài: Hữu Tuấnnbsp;- Ảnh: Hoàng Giáp

https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tin-tuc/lang-dong-ngac-net-xua-con-mai-17738.html


top