Theo truyền thuyết, thành phố Kathmandu, thủ đô của Nepal trước kia là một hồ nước lung linh. Thần Manruxuê mải mê mài gươm bên hồ cho đến khi nước hồ cạn hết thì thành Kathmandu ngày nay.
Tháp Swayambhunath (còn được gọi là chùa Khỉ) tọa lạc trên một ngọn đồi được bao phủ bởi cây xanh nằm về phía Tây thung lũng Kathmandu. Nơi đây là một trong những thánh tích Phật giáo cổ xưa và nổi tiếng nhất ở Nepal. Tháp Swayambhunath thờ Bồ Tát Văn Thù với kiến trúc và trang trí mang những ý nghĩa Triết học và Phật giáo. Swayambhunath có 108 bảo tháp lớn, nhỏ tượng trưng cho 108 quả núi ở Kailash (Tây Tạng - Trung Quốc).
Mỗi ngọn tháp đều có mười ba vòng tròn chồng lên nhau ở phần trên tháp là tượng trưng cho những bước tiến đến sự giác ngộ trong Phật giáo. Cái lộng ở trên đỉnh tháp là biểu trưng cho sự giác ngộ. Nhưng biểu tượng quan trọng nhất là đôi mắt Phật ở bốn mặt của tháp, biểu tượng của Phật nhãn nhìn thấu suốt khắp mọi phương, đôi mắt này cũng trở thành biểu tượng của Phật giáo Nepal.

Kathmandu, nơi quyến rũ với nhiều câu chuyện kỳ bí, là thế giới biệt lập của thần linh
cùng những người dân sùng tín và những ngôi đền kỳ lạ.

Điêu khắc tinh xảo của một pho tượng trên Quảng trường Patan Durbar, Di sản thế giới của Nepal.

Dấu ấn đôi bàn chân của Đức Phật Liên Hoa, một nhân vật lịch sử
ở thế kỷ thứ tám trong hang động Lang-Le-Sho.

Đền thờ ở Kathmandu Durbar Square được xây từ thế kỷ thứ 17.

Ngôi đền Mayadevi nằm chính xác ở nơi Đức Phật được sinh ra.

Hàng ngàn con chim bồ câu đậu kín lối đi trên các đường phố.

Chày Kim cang pháp khí, vật không thể thiếu trong các pháp đàn Mật Tông.

Tranh Thangka, họa phẩm đặc dụng được treo tại các tu viện và bàn thờ Phật tại gia.

Những người dân sùng tín cầu nguyện trong các đền thờ ở Nepal.

Lạy Phật theo kiểu Phật giáo Tây Tạng quanh bảo tháp Boudhanat.

Cỗ xe lớn được trưng bày ở Patan, Di sản thế giới ở Nepal.

Núi thiêng ở Maratika.

Người Tây Tạng tin rằng những là cờ nguyện cầu bay phấp phới trong gió và thần chú sẽ được thổi tới các cung trời.

Đôi mắt biểu tượng của Phật giáo Nepal.

Treo chuông để phát tâm thành kính với Tam Bảo và cùng nhau sống theo lời dạy của Ðức Phật.

Những ngôi làng nhỏ trên dãy núi Himalaya hùng vĩ. |
Hang động Lang - Le - Sho
Phía Tây nam của thủ đô Kathmandu có hang động tên là Lang - Le - Sho (hay còn gọi là Asura) nơi Đức Phật Liên Hoa Sinh thực hành thiền định. Trên đỉnh động là một tấm hình Liên Hoa Sinh, hai bên là hai vị Không hành nữ Mandarava và Yeshe Tsogyel.
Hang động Lang - Le - Sho là một một nơi linh thiêng, khi ngồi trong động du khách cảm giác năng lượng ấm áp vây quanh. Du khách thường lên đỉnh núi cao 4600m phía trên hang động thỉnh những bài kinh in trên vải, treo lên với nguyện ước những câu thần chú bay khắp thế giới, cầu nguyện cho hòa bình và sức khỏe, hạnh phúc cho muôn dân.
Động Maratika
Từ Kathmandu đến Maratika khoảng 300 km, đường lên núi cheo leo và khó khăn, dưới là vực sâu, trên là núi cao hiểm trở. Maratika là một trong sáu vùng đất thiêng của Phật giáo trên thế giới. Trong động có những hang nhỏ, người dân nơi đây cho rằng nếu chui qua hang này là như được tái sinh lại, mọi nghiệp quả đều được hóa giải.
Đức Phật Liên Hoa Sanh đã ban phước gia trì cho vùng đất này nên ở đây đẹp như trong tranh. Phía trên Động là đỉnh núi có một hang nhỏ, nơi các Rinpoche (người được tái sinh) đến nhập định ngồi im lặng, thả hồn vào không.
Thánh địa Lâm Tỳ Ni (Lumbini)
Là Thánh địa quan trọng của Phật giáo ở Nepal, vườn Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật đản sinh, được coi là một trong những địa điểm hành hương quan trọng của Phật tử trên khắp thế giới. Lâm Tỳ Ni nằm ở dưới chân dãy Himalaya, phía Tây Nam của Nepal, giáp biên giới Ấn Độ.
Thánh địa Lâm Tỳ Ni nằm trong một khu vườn rộng lớn, được chia làm hai khu là tu viện phía Đông và tu viện phía Tây. Phía Đông là tu viện của Phật giáo Nguyên thủy còn phía Tây là tu viện của Phật giáo Đại Thừa và Kim Cương Thừa. Vườn Lâm Tỳ Ni vẫn còn lưu giữ lại di tích của những tu viện cổ, cây bồ đề thiêng liêng, ao tắm cổ, trụ đá Ashoka của vua A Dục và ngôi đền Mayadevi nằm ở nơi Đức Phật đã được sinh ra./.