Tại Mộc bản sách Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 3, mặt khắc 1, 2, ghi chép về việc vua Lý Thánh Tông cho xây tháp Báo Thiên vào năm 1057 (hay còn gọi là tháp Đại Thắng Tự Thiên) như sau: “ Tháp cao vài chục trượng, theo kiểu 12 tầng”.
Mộc bản sách Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: “Đến năm Canh Dần (1230), vua Trần Thái Tông cho mở rộng phía ngoài thành Đại La, bốn cửa thành giao cho quân Tứ sương thay phiên nhau canh giữ. Năm 1243, Vua cho trùng tu Quốc Tử Giám”.
Tại Mộc bản sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên, quyển 2, mặt khắc 10, chép về việc nhà Trần cho đổi tên Thăng Long thành Đông Đô.

Di sản Văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long.

Sinh viên các trường đại học ở Hà Nội tìm hiểu về Hoàng thành Thăng Long qua mộc bản triều Nguyễn.

Quang cảnh triển lãm “Hoàng thành Thăng Long trong Mộc bản triều Nguyễn” diễn ra tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

Một bạn trẻ Hà Nội say mê chiêm ngưỡng những mộc bản được trưng bày ở đây.

Có những bạn dừng lại rất lâu để ngắm nhìn bản khắc Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ năm 1010.

Nhiều du khách còn chụp lại ảnh những bản dập mộc bản để lưu trữ.

Một số dụng cụ để chế tác và in ấn mộc bản.

Ván khắc bằng gỗ thị.

Một trong những bản dập mộc bản được Trung tâm Lưu trữ quốc gia 4 lưu giữ.

Một số dụng cụ dập in mộc bản lên giấy dó và mực in.

Những bộ sách chính sử được in ấn từ mộc bản triều Nguyễn như
Đại Việt Sử ký Toàn thư và Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục. |
Dưới triều Lê - Mạc, Hoàng thành Thăng Long được xây dựng và tu sửa thêm, Mộc bản sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên, quyển 19, mặt khắc 32 ghi chép: “Vào 1428, vua Lê Thái Tổ cho xây dựng điện Vạn Thọ, điện Kính Thiên và điện Cần Chính”.
Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, quyển 24, mặt khắc 4 có ghi chép, “Năm 1819, vua Gia Long cho tu sửa thành Thăng Long, sai 5.300 người ở Ngũ quân và Tượng quân ở Bắc Thành sung vào làm việc”./.