Khám phá

Hoa hồng làm thuốc

Hoa hồng gồm nhiều loại: Vàng, đỏ, trắng, hồng... không chỉ làm đẹp cho cuộc sống mà còn được coi như một vị thuốc chữa bệnh.
Chữa ho cho trẻ em: Lấy cánh hoa hồng trắng tươi trộn với quất và ½ thìa mật ong hấp cơm hoặc chưng cách thuỷ cho trẻ uống.
 

Hoa hồng có nhiều tác dụng với sức khỏe con người như một vị thuốc chữa bệnh. Ảnh: Trọng Chính


Cánh hoa hồng có thể ngâm với quất, dùng chữa ho. Ảnh: Tư liệu Khách sạn Metropole


Cánh hoa hồng hãm với nước sôi dùng để chữa hôi miệng. Ảnh: Tư liệu Khách sạn Metropole

Chữa hôi miệng: Hoa hồng 5g, hãm nước sôi để nguội ngậm, súc rồi nhổ, hoặc rửa sạch hoa hồng 5g nhai ngậm rồi nhổ.

Chữa viêm sưng tuyến vú: Hoa hồng 7 bông, đinh hương 7 nụ, cho một lượng rượu vừa đủ, nấu lên rồi uống nước bỏ cái, uống lúc no. Hoặc bài khác: Hoa hồng 30 bông (bỏ nhuỵ), cuống phơi trong bóng râm, cho vào 1 lượng rượu vừa đủ, nấu sôi chắt lấy nước uống hơi nóng lúc no bụng, dùng sớm sẽ có công dụng rõ hơn.

Chữa chán ăn và phàm ăn: Lấy một nắm to cánh hoa hồng đỏ, một nắm hoa cúc khô ngâm vào 2 lít nước sôi trong 25 phút rồi đem lọc lấy nước pha đường vừa đủ làm nước uống hoặc chế thành sirô đựng trong chai để chỗ râm mát, uống dẫn. Chú ý hoa hồng đỏ tốt hơn hoa hồng trắng.
 

Cánh hoa hồng đỏ có tác dụng chữa chán ăn và phàm ăn. Ảnh: Tư liệu Khách sạn Metropole

Chữa kinh nguyệt không đều: Hoa hồng 5g, hoa quế 3g, rượu 50ml. Chưng cách thuỷ hay hấp cơm, để nguội uống.

Chữa rong kinh, băng huyết: Ngâm 20 cánh hoa hồng trong 1 lít nước sôi trong 30 phút. Nuớc ngả màu đỏ thì cho thêm 50g đường, làm nước uống. Mỗi lần 200ml.

Chữa loét do liệt nằm lâu: Hoa hồng 30g, rượu trắng 300ml, ngâm 1 tuần, lấy bông sạch thấm rượu hoa hồng chấm nơi bị loét.

Chữa bế kinh đau bụng: Hoa hồng 15g, rượu nếp 50ml, thêm nước thích hợp nấu sôi kỹ, chắt nước thuốc để bớt nóng rồi uống hết cả chén. Uống liền 3-5 ngày. Hoặc hoa hồng 20g, gạo tẻ 50g. Cho hoa hồng vào một túi vải nhỏ gộp chung với gạo tẻ vo kỹ. Nấu cháo, cháo chín bỏ túi hoa hồng ra . ăn cháo nóng hết 1 lần. Mỗi ngày 1 lần.

Chữa bầm tím do chấn thương: Hoa hồng ( bỏ nhuỵ và cuống) mỗi vị 15g, cho vào 500ml rượu trắng 60 độ đậy kín thỉnh thoảng lắc đều, sau nửa tháng thì dùng được. Mỗi lần dùng 20g rượu thuốc này đem chưng cách thuỷ, uống nóng. Cùng lúc dùng gạc sạch tẩm rượu đắp lên chỗ bầm đau.

Chữa kỳ kinh không đều: Cánh hoa hồng 6-7g. Hãm nước sôi uống thay trà.

Hoa hồng giàu vitamin: Theo một số tài liều loại nước hoa hồng giàu vitamin, bao gồm A, C, D, E và B3. Vì vậy người ta dùng kháng khuẩn, sát trùng, làm dịu và chữa lành vết thương.

Chữa các bệnh về da: Nhờ có nhiều vitamin nên hoa hồng không gây kích ứng với các loại da. Nước hoa hồng chữa da khô, da lão hoá, da nhờn và da bị trứng cá. Nhờ các chất dinh dưỡng bên trong cánh hoa hồng mà nước hoa hồng có thể giúp làm nở các mao mạch, se khít lỗ chân lông, giảm sưng tấy và nhiễm trùng, viêm trên da. Nước hoa hồng giúp duy trì cân bằng độ PH tự nhiên của da để họ có thể chống lại các bệnh da khác nhau, đặc biệt là bệnh chàm. Nước hoa hồng có có thể cân bằng việc sản xuất bã nhờn nên có thể tránh được nguy cơ da bị khô hoặc nhiều dầu. Nếu da bị khô, khả năng viêm da sẽ cao hơn bình thường. Nếu da bị quá nhiều dầu, vi khuẩn có nhiều cơ hội để trú ngụ và gây ra mụn trứng cá. Vì vậy, cân bằng làn da là hết sức cần thiết.
 

Cánh hoa hồng dùng trong các spa có tắc dụng làm làn da tươi trẻ, hồng hào. Ảnh: Tư liệu Khách sạn Metropole


Cánh hoa hồng dùng ngâm khi tắm trong các spa giúp làn da tươi trẻ, mịn màng. Ảnh: Tư liệu Khách sạn Metropole


Bình hoa hồng đặt trong phòng có hương thơm dịu êm mang lại cảm giác thư thái.
Ảnh: Tư liệu Khách sạn Metropole

Giảm căng thẳng thần kinh: Cánh hoa hồng chứa rất nhiều vitamin, bao gồm vitamin A, B3, C, D, và E. Ngoài ra, falvonoid (chất chống oxy hóa), tannin, và kẽm cũng thường được tìm thấy trong nước hoa hồng. Đây chính là lý do vì sao khi chiết xuất cánh hoa hồng, nước hoa hồng lại có tác dụng cải thiện kết cấu da, tăng cường sức khỏe tổng thể, làm dịu tâm thần, điều trị căng thẳng.

Cho một chút nước hoa hồng vào bồn tắm nước nóng sẽ giúp bạn thư giãn rất tốt. Nhờ giải tỏa tâm lý, loại bỏ căng thẳng mà bạn cũng đẩy lùi được nguy cơ bị các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng và bệnh tim.

Giảm nhiễm trùng bàng quang: Hoa hồng cũng được coi là một loại thảo mộc, có thể pha thành trà để uống. Trà thảo mộc từ hoa hồng có tác dụng điều trị chứng khó chịu ở bụng, đầy bụng... Nhờ có chứa chất chống oxy hóa mà trà thảo mộc hoa hồng cũng được coi là có tác dụng chống viêm hiệu quả, đặc biệt, nó còn giúp phòng ngừa nhiễm trùng bàng quang.

Tăng lưu lượng máu đến da đầu: Sở dĩ nước hoa hồng được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc tóc là bởi vì nó có tác dụng làm tăng lưu lượng máu đến da đầu để nuôi dưỡng và tăng cường các nang tóc, ngăn ngừa rụng tóc. Chính vì vậy, rất nhiều chị em muốn có mái tóc đẹp thường lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc có chứa tinh chất hoa hồng.

Chống lão hóa: Trong nước hoa hồng có chứa một lượng lớn vitamin A và C cùng các chất chống lão hóa giúp ngăn ngừa, giảm thiểu các nếp nhăn, làm sạch da tự nhiên, ngăn ngừa mụn, giúp da khỏe hơn...

Bên cạnh đó, các tinh chất trong nước hoa hồng còn có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn rất tốt cho da và các bộ phận khác trong cơ thể. Nhờ vậy mà cơ thể bạn được khỏe mạnh từ trong ra ngoài, giảm hẳn được nguy cơ lão hóa theo tuổi tác./.
Bích Vân (Tổng hợp)
Bài viết có sử dụng tư liệu của sách: Thuốc nam chữa bệnh và cấp cứu thông thường, Lương y Quốc Đương, NXB Thời Đại

https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tin-tuc/hoa-hong-lam-thuoc-50796.html


top