Tiềm năng địa phương

Hà Nội phát triển nguồn giống gia cầm

Để tạo bước đột phá trong quá trình xây dựng Nông thôn mới, Hà Hội đã chú trong phát triển sản xuất giống gia cầm có năng suất, ít bị dịch bệnh tạo nên một vùng chăn nuôi an toàn, hiệu quả lớn nhất Miền Bắc.
Nói về vấn đề phát triển đàn gia cầm của Hà Nội trước năm 2010, ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết, trước đây, bà con chăn nuôi gia cầm ở Hà Nội thường nhập các con giống ở các địa phương khác hoặc là giống ngoại lai nên hiệu quả phòng dịch và chất lượng sản phẩm không cao. Minh chứng cho thấy, trong các trận dịch cúm H5N1 vào các năm 2010 và 2011, nghành chăn nuôi Hà Nội đã bị thiệt hại năng nề. Đặc biệt vào các năm 2012 và 2013 khi dịch H5N1 chưa qua thì đại dịch H7N9 lại đến khiến cho người chăn nuôi lao đao vì lượng đàn bị suy giảm và không đủ cung cấp gia cầm thành phẩm cho thị trường tiêu thụ khổng lồ ở Hà Nội.

Để khắc phục những tồn tại này, đầu năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã chú trọng đầu tư phát triển chất lượng nguồn giống gia cầm. Ông Nguyễn Văn Chí cho biết thêm, Trung tâm khuyến nông Hà Nội đã tiến hành quy hoạch, khoanh vùng những địa phương có nông trại, trang trại cá thể đăng ký kinh doanh sản xuất giống gia cầm ở Đông Anh, Thường Tín, Gia Lâm. Cán bộ nghành nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức những chiến dịch tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các chủ nông trại để tạo ra những con giống an toàn cung cấp cho thị trường.
 

Soi phôi trứng trước khi đưa vào máy ấp. Ảnh: Tất Sơn


Sưởi ấm đàn gà giống mới ấp nở. Ảnh: Thông Thiện


Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất giống, cơ sở suản xuất con giống gia cầm Tuấn Mười (Đông Anh - Hà Nội)
đã cho ra lò những chú gà giống khỏe mạnh. Ảnh: Thông Thiện


Giống gà bố mẹ của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Từ Liêm – Hà Nội). Ảnh: Thông Thiện


Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Từ Liêm – Hà Nội) là nơi cung cấp cho cả nước khoảng hơn
ba triệu con gà giống, một triệu con ngan giống và khoảng năm trăm ngàn vịt giống trong một năm. Ảnh: Tất Sơn


Tiêm phòng dịch cho gà mẹ trước khi đẻ trứng. Ảnh: Tất Sơn


Các cơ sở sản xuất giống gia cầm ở Hà Nội tuân thủ nghiêm ngặt quy trình phun thuốc vệ sinh phòng dịch cho chuồng trại.
Ảnh: Tất Sơn


Người chăn nuôi chọn mua vịt giống tại cơ sở sản xuất giống Nguyễn Đình Trung (Đông Anh - Hà Nội). Ảnh: Thông Thiện
 
«
          Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2014, Hà Nội đã có hơn 23 triệu con gia cầm đang được chăn nuôi có nguồn giống an toàn và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá là vùng chăn nuôi gia cầm an toàn lớn nhất miền Bắc.
               »
Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã kết hợp với Trung tâm khuyến nông Quốc gia thương xuyên tổ chức các lớp tập huấn nội dung chủ yếu như: kỹ thuật chọn trứng, vệ sinh trứng và trạm ấp, an toàn sinh học của trạm ấp, cách bảo quản trứng, kỹ thuật vận hành máy ấp, máy nở, cách chọn và phân loại giống sau khi ra nở.

Sau khi tham gia những lớp tập huấn, ông Nguyễn Đình Trung ở xã Thụy Lâm huyện Đông Anh cho biết: “ Trang trại nhà tôi đăng ký kinh doanh sản xuất con giống gia cầm đã hơn 10 năm nhưng trước năm 2013, chúng tôi sản xuất theo lối truyền thống nên chất lượng và hiệu quả không cao. Từ khi được cán bộ nghành Nông nghiệp tập huấn tôi đã hiểu quy trình và quyết định đầu tư máy ấp, xây dựng trang trại có quy mô nhờ vào nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình Nông thôn mới”.

Đến thăm trang trại ông Trung mới thấy hết quy mô của một cơ sở chuyên sản xuất giống gia cầm đã được chuyên môn hóa. Cơ sở sản xuất của ông Trung nằm giữa cánh đồng xã Thụy Lâm để tránh ô nhiễm cho khu dân cư với diện tích hơn 5000m vuông được phân chia rõ ràng các khu chăm sóc gà đẻ, khu lựa chọn tuyển trứng đến buồng ấp và cuối cùng là phòng tiêm các loại vacxin phòng bệnh trước khi bán cho người tiêu dùng. Mỗi tháng cơ sở ông Trung cho xuất khoảng 1500 con giống gia cầm an toàn.

Cơ sở suản xuất gà Tuấn Mười ở thị trấn Đông Anh lại chuyên môn hóa sản xuất theo một dạng mô hình xây dựng thương hiệu. Mỗi ngày cơ sở xuất xưởng hơn 7000 con gia cầm giống nhưng vẫn khổng đủ để cung cấp cho khách hàng Chị Nguyễn Thị Mười, chủ cơ sở cho biết: “ Cơ sở chúng tôi đã tiến hành mời các khách hành truyền thống đến thăm quan dây chuyển sản xuất gia cầm giống trước khi mua và được sự chứng kiến của cán bộ thú y của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. Nhờ sự giới thiệu và quảng bá của những khách hàng truyền thống đó, thương hiệu gà giống Tuấn Mười chúng tôi đã có đông đảo khách hàng là bà con chăn nuôi ở các tỉnh miền núi phía Bắc”.

Việc Hà Nội thành công trong việc sản xuất giống gia cầm an toàn đã góp phần thúc đẩy thực hiện dự án "Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc". Đây là dự án thuộc chương trình Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2014-2016 với mục đích chính là xây dựng các cơ sở sản xuất giống gia cầm tại chỗ cho bà con các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, hạn chế tình trạng nhập lậu giống gia cầm không rõ nguồn gốc, tránh tình trạng lây lan bệnh sang người. Nguồn giống gia cầm an toàn đã là một cú hích quan trọng để công cuộc xây dựng Nông thôn mới ở Hà Nội hoàn thành sớm 19 tiêu chí giai đoạn 2010 – 2020./.
Bài và ảnh: Thông Thiện-Tất Sơn

https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tin-tuc/ha-noi-phat-trien-nguon-giong-gia-cam-57161.html


top