Bánh được nặn thành hình tròn có đường kính khoảng 10cm .
Hình dáng tròn trịa của bánh dày tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn. Bánh được xếp chồng lên nhau thành hình một ngọn núi từ to lên đến nhỏ, tượng trưng cho trời đất, cho sự vững chãi, bền chặt. Bánh dày là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn. Bánh được làm thủ công, đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ của người làm bánh. Đây được coi là một món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết của người Pà Thẻn. Điều này thể hiện tinh thần đoàn kết, sum vầy của gia đình, dòng họ. Bánh dày của người Pà Thẻn có hương vị thơm ngon, đậm đà. Bánh có vị ngọt tự nhiên của gạo nếp, vị thơm của lá chuối, vị bùi của lạc. Bánh dày còn được ăn kèm với thịt gà, thịt lợn, dưa hành.
Món bánh dày thành phẩm của người Pà Thẻn.
Mỗi dân tộc có một phong tục đón Tết khác nhau, nhưng tất cả đều hướng đến một điều tốt đẹp nhất trong năm mới. Những ngày Tết đến Xuân về, tất cả bà con người Pà Thẻn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang nơi đây đều chuẩn bị mâm cúng với đầy đủ lễ vật truyền thống và không thể thiếu được món bánh dày để dâng lên tổ tiên, thần linh và cầu cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa mang tốt tươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc./.