Đảng và nhà nước đã ghi nhận “Doanh nghiệp là tài sản quốc gia và doanh nhân là hiền tài của đất nước". Hơn 70 năm qua, doanh nhân Việt có đóng góp to lớn đối với việc thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập.
Ngày 13/10/1945, khi giới doanh nhân tập hợp lại thành lập “Công Thương cứu quốc đoàn” và gia nhập Mặt trận Việt Minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư động viên, cổ vũ. Trong thư Người nói rõ vai trò, tầm quan trọng của giới công thương
“Các doanh nhân cần tiếp tục nuôi dưỡng khát vọng làm giàu chính đáng cho mình và cho đất nước. Qua đó, sản xuất ra nhiều sản phẩm cho xã hội, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyết việc làm, phát triển xã hội”.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng
|
trong việc xây dựng một nền kinh tế, tài chính vững mạnh và mối liên hệ chặt chẽ giữa sự thịnh vượng của doanh nghiệp với sự phát triển của đất nước.
Lịch sử ghi nhận trong suốt hơn 7 thập kỷ qua, giới công thương Việt Nam đã phát huy truyền thống “ích quốc lợi dân” thể hiện rõ vai trò tiên phong của mình, có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước nhà.
Đặc biệt, sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên nhiều lĩnh vực. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình, một điểm đến hấp dẫn về đầu tư trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong 9 tháng đầu năm 2019, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6,98%, là mức tăng trưởng cao nhất trong những năm qua. Đặc biệt, môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện và chủ động hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, doanh nghiệp chính là đội quân chủ lực, trong đó các doanh nhân là "những vị tướng lĩnh, những sĩ quan chỉ huy" để lãnh đạo, quản lý, dẫn dắt doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, quyết định sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Trong những năm qua, lực lượng doanh nhân Việt đã chủ động nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng thương mại quốc tế, tận dụng tối đa các cơ hội từ các Hiệp định thương mại song phương, đa phương thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và IPAFTA)…
Là điển hình trong ngành nông nghiệp - lĩnh vực xương sống của nền kinh tế, ông Đàm Quang Thắng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam và là Cố vấn cao cấp Ban Khởi nghiệp Quốc gia cho rằng, nếu đánh giá về tri thức thì con người Việt Nam rất giỏi, có rất nhiều người giữ những vị trí chủ chốt ở các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới và được đánh giá cao.
Là đơn vị từng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Công ty Luật TNHH Lawpro có nhiều thực tiễn và trải nghiệm trong quan hệ đối tác với các doanh nghiệp FDI. Bà Đoàn Thu Nga, Chủ tịch và là thành viên sáng lập Lawpro cho rằng, “Tiên phong đổi mới – vững vàng hội nhập” là khẩu hiệu hành động thiết thực và nhiều ý nghĩa đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam./.
Hiện nay, trên cả nước có hơn 715.000 doanh nghiệp hoạt động, trên 5 triệu hộ kinh doanh; số lượng doanh nhân khoảng 5-7 triệu người, đóng góp trên 60% GDP, khoảng 70% nguồn thu ngân sách nhà nước, thu hút hàng chục triệu lao động. Từ 2016 đến nay, tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước của kinh tế ngoài Nhà nước liên tục tăng, chiếm 43,3% năm 2018. |
Bài: VNP Tổng hợp - Ảnh: TTXVN
https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tin-tuc/doanh-nhan-viet-tien-phong-trong-cong-cuoc-doi-moi-215260.html