Khu Công nghệ cao (KCNC) Tp. HCM có tổng diện tích 913ha, là một trong 3 KCNC quốc gia do Chính phủ thành lập năm 2002. Đây là đặc khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng nhằm nghiên cứu phát triển và ứng dụng, ươm tạo doanh nghiệp, đào tạo nhân lực và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. KCNC được ví như “thành phố khoa học công nghệ” để từ đây cho ra đời các sản phẩm công nghệ cao đóng dấu “Made in Vietnam” tự tin xuất hiện trên thị trường.
Theo ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban Quản lý KCNC cho biết, dự án gồm 2 giai đoạn. Sau hơn 12 năm thành lập, đến nay, KCNC đã hoàn thành giai đoạn 1 và trở thành điểm đến đáng tin cậy về đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam.
Bình quân 01 ha đất KCNC tạo ra giá trị xuất khẩu gần 30 triệu USD và đạt năng suất lao động gần 150 ngàn USD mỗi năm. |
Từ dự án đầu tiên đi vào hoạt động năm 2005, đến nay, tại KCNC có 68 giấy phép còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đạt hơn 4 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư trong nước hơn 800 triệu USD/35 dự án, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn 3,3 tỷ USD/33 dự án. Hiện nay, KCNC có 43 dự án đang hoạt động, đạt giá trị sản xuất gần 10 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu hơn 8,7 tỷ USD. Tại 43 dự án này thu hút hơn 21 nghìn lao động. Riêng trong năm 2014, KCNC thu hút 10 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 1,8 tỷ USD, trong đó vốn trong nước hơn 340 triệu USD/6 dự án, vốn nước ngoài hơn 1,5 tỷ USD/4 dự án, tổng giá trị sản xuất đạt gần 3 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu hơn 2,9 tỷ USD.

Một góc Khu công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Luân

Khu liên hợp thể thao của các doanh nghiệp, nơi tổ chức sinh hoạt văn hóa và thể chất cho CBCNVC làm việc
trong Khu công nghệ cao. Ảnh : Đặng Kim Phương

Khuôn viên xanh ở công ty GENEWORD. Ảnh: Nguyễn Luân

Không gian xanh, sạch, đẹp của các công ty trong Khu CNC. Ảnh : Đặng Kim Phương

Nhân viên Trung tâm nghiên cứu triển khai vào phòng khử trùng trước khi vào làm việc tại phòng sạch tại Khu CNC.
Ảnh: Nguyễn Luân

Không khí làm việc bên trong nhà máy của Tập đoàn Nidec (Nhật Bản) tại Khu CNC. Ảnh: Tư Liệu

Dây chuyền sản xuất bên trong nhà máy của tập đoàn Intel (Mỹ) tại Khu CNC. Ảnh: Tư Liệu |
KCNC đã góp phần nâng cao hàm lượng khoa học - công nghệ thông qua các sản phẩm CNC như: chipset (Intel), module cảm biến kỹ thuật số (DGS), máy in (Jabil), thiệt bị đọc mã vạch (Datalogic), thẻ thông minh các loại (MK, VTC), dược phẩm, thuốc chữa bệnh (Nanogen), động cơ bước cho đầu đọc DVD, máy ảnh kỹ thuật số (Nidec Sankyo), dịch vụ bảo hành, bảo trì máy móc, thiết bị trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn (GES) … |
KCNC Tp. Hồ Chí Minh là điểm đầu tư lý tưởng của một số tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới: Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) có tổng vốn đầu tư 1,4 tỷ USD, Tập đoàn Nidec (Nhật Bản) với tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD cho 4 dự án, trong đó, dự án gần đây nhất sản xuất chủ yếu các loại mô tơ compact có độ chính xác cao, Tập đoàn Intel (Mỹ) đã đầu tư dự án 1 tỷ USD cho nhà máy lắp ráp và kiểm định chíp.
Đặc biệt, theo phương châm: “Tạo dựng tương lai cho Intel và Việt Nam”, Tập đoàn Intel (Mỹ) đã đầu tư nhà máy lắp ráp và kiểm định chip tại KCNC, được coi là nhà máy lắp ráp lớn nhất trong tổng số 167 nhà máy đặt ở 63 nước của Intel trên toàn cầu. Sắp tới, sau khi Intel đóng hoạt động kiểm tra lắp ráp tại Costa Rica và di chuyển nhà máy tới các địa điểm khác, trong đó có Việt Nam, sẽ mở ra cơ hội phát triển hoạt động của Intel tại KCNC.
Ngoài ra, KCNC thu hút nhiều dự án nghiên cứu, sản xuất từ Sanofi (Pháp), Datalogic Scanning (Ý), Sonion (Đan Mạch), Microchip (Mỹ)… đồng thời thu hút nhiều doanh nghiệp, viện nghiên cứu – đào tạo công nghệ uy tín trong nước như Tập đoàn FPT, Viện Công nghệ cao Hutech, Viện Dầu khí, Công ty TNHH CNSH Dược Nanogen, Công TNHH Thế giới Gen …
Hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu triển khai KCNC với đội ngũ nhân lực trình độ cao trong nước nhanh chóng làm chủ được một số công nghệ quan trọng và từng bước chuyển giao cho doanh nghiệp như: Ứng dụng ống nano carbon trong siêu tụ điện và tản nhiệt, công nghệ than nano lỏng, nghiên cứu chế tạo chíp cảm biến sinh học, chíp cảm biến áp suất ứng dụng trong máy đo huyết áp và đo mức nhiên liệu, nghiên cứu các vật liệu nano dùng trong thực phẩm, dược phẩm, dự trữ năng lượng… Đặc biệt là công nghệ đột phá về diode năng lượng với khả năng sản xuất thương mại như linh kiện chỉnh lưu FRED hoặc JBS.
Hoạt động phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao được thực hiện thông qua hợp tác với các trường đại học, trung tâm đào tạo uy tín trong và ngoài nước, cung cấp các chương trình đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp CNC với hơn 500 khóa và thu hút 7.000 học viên tham dự. Năm 2013, Trung tâm đào tạo phối hợp với tập đoàn Microsoft thành lập Trung tâm sáng tạo SMIC (SHTP - Microsoft Innovation Center), mở ra bước tiến quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghệ thông tin.

Trung tâm đào tạo, nơi phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các doanh nghiệp SXKD
trong lĩnh vực CNC. Ảnh: Nguyễn Luân

Các mẫu cảm biến công nghệ cao dùng trong công nghệ đo đạc được sản xuất tại Khu CNC. Ảnh: Nguyễn Luân

Sản phẩm nghiên cứu công nghệ cao chuyển giao cho các doanh nghiệp sản xuất. Ảnh: Đặng Kim Phương

Sản phẩm siêu tụ điện mềm, dẻo, dùng nạp điện nhanh, ứng dụng cho các linh kiện điện tử.
Ảnh: Đặng Kim Phương

Nghiên cứu sản xuất ra các sản phẩm công nghệ cao trong phòng sạch. Ảnh: Đặng Kim Phương

Thí nghiệm sản xuất các sản phẩm thuốc phục vụ trong lĩnh vực Y tế. Ảnh: Đặng Kim Phương

Thí nghiệm trong phòng sạch để sản xuất các sản phẩm có công nghệ cao. Ảnh: Đặng Kim Phương

Sản xuất các sản phẩm thuốc dùng trong lĩnh vực Y tế. Ảnh: Đặng Kim Phương

Kính hiển vi điện tử quét (SEM), dùng để xem các cấu trúc vật liệu Nano và phân tích thành phần nguyên tố hóa học
của vật liệu ứng dụng trong ngành năng lượng, mỹ phẩm, dược ... Ảnh: Đặng Kim Phương |
KCNC trở thành nhà tổ chức Hội nghị thường niên ASPA (Hiệp hội Công viên khoa học Châu Á) lần thứ 16 năm 2012 có hơn 100 nhà quản lý, chuyên gia khoa học hàng đầu Châu Á tham dự đã thể hiện vị trí của KCNC trong cộng đồng Khu Công nghệ cao/Công viên khoa học Châu Á./.
KCNC đang triển khai xây dựng hạ tầng Giai đoạn 2, thực hiện chính sách ưu đãi của nhà nước về đất đai, thuế, hạ tầng …, đặc biệt dành ưu tiên thu hút các doanh nghiệp có sản phẩm CNC và điều chỉnh quy hoạch để dành đất đai cho chuỗi cung ứng công nghiệp phụ trợ.
(Ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban Quản lý KCNC)
|
Bài: Vân Quý - Ảnh: Kim Phương, Nguyễn Luân
https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tin-tuc/diem-den-tin-cay-dau-tu-cong-nghe-cao-77951.html