Văn hóa

Cuộc "hồi hương" của 71 chú rùa Trung Bộ

Trung tâm Bảo tồn rùa Cúc Phương (Ninh Bình) đang nuôi dưỡng hơn 200 cá thể rùa Trung Bộ quý hiếm để bảo tồn nguồn gen, nhân giống và phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, Trung tâm đã tiếp nhận thêm 71 cá thể rùa Trung Bộ từ hai vườn thú Rotterdam (Hà Lan) và vườn thú Munster (Đức) trở về Việt Nam để thích nghi và thả về môi trường tự nhiên ở Quảng Ngãi.
Nằm cách Hà Nội khoảng 120 km, Trung tâm Bảo tồn rùa Cúc Phương được đặt tại khuôn viên Vườn Quốc gia Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Hàng năm, nơi đây đón tiếp, hướng dẫn hàng nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan khu trưng bày, diễn giải về các loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam.

Ông Đỗ Thanh Hào, Quản lý Trung tâm Bảo tồn rùa Cúc Phương cho biết, hiện nay Trung tâm đang chăm sóc và cứu hộ gần 700 cá thể thuộc 20 loài trên tổng số 25 loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam.

Trong gần 20 năm hoạt động trong công tác bảo tồn rùa, Trung tâm đã cho sinh sản thành công 15 loài rùa trong điều kiện nuôi nhốt và tiến hành thả hàng trăm cá thể rùa sau khi được cứu hộ và chăm sóc sức khỏe trở lại vùng phân bố của chúng trong tự nhiên.



Sau 5 năm, 71 cá thể rùa Trung Bộ được gửi nuôi dưỡng tại hai vườn thú Rotterdam (Hà Lan) 
và vườn thú Munter (Đức) đã được vận chuyển bằng máy bay quay trở về Việt Nam.



Cận cảnh rùa Trung Bộ, loài rùa đặc hữu của Việt Nam.


Các cán bộ của Trung tâm Bảo tồn rùa Cúc Phương tiếp nhận những cá thể rùa Trung Bộ
được Việt Nam gửi nuôi dưỡng ở hai vườn thú Rotterdam (Hà Lan) và vườn thú Munter (Đức) hơn 5 năm về trước.


Anh Nguyễn Văn Thái, 
cán bộ Trung tâm Bảo tồn rùa Cúc Phương,
tiến hành 
kiểm tra kỹ lưỡng các cá thể rùa trong quá trình tiếp nhận và bàn giao về Trung tâm.


Mỗi chú rùa Trung Bộ khi được đưa về Trung tâm Bảo tồn rùa Cúc Phương
đều được các chuyên gia nước ngoài tư vấn giám sát.


Đo kiểm tra kích cỡ rùa khi tiếp nhận.


Tất cả việc cân đo các cá thể rùa đều được tiến hành cẩn thận.


Mỗi chú rùa được chuyên gia nước ngoài đánh dấu đặc biệt để tiện theo dõi.


Rùa Trung Bộ cũng đã được Trung tâm Bảo tồn rùa Cúc phương nhân giống thành công. Ảnh: Đỗ Hào


Hàng ngày, cán bộ tại Trung tâm Bảo tồn rùa Cúc Phương đều đi kiểm tra
về tình trạng sức khỏe, phát triển của rùa Trung Bộ. Ảnh: Đỗ Hào

Cụ thể, vào tháng 11 năm 2000, Trung tâm đã thả 500 cá thể rùa Núi vàng về lại tự nhiên tại VQG Cát Tiên. Tháng 5 năm


Rùa Trung Bộ tên khoa học là Mauremys annamensis, là một loài rùa thuộc họ Rùa đầm (Geoemydidae = Bataguridae).

Rùa Trung bộ là loài đặc hữu của một vùng nhỏ ở miền Trung Việt Nam. Loài này được thấy khá nhiều trong những năm 1930 nhưng tất cả các cuộc khảo sát sau năm 1941 đều không cho thấy một cá thể nào sống hoang dã.
2007 thả 196 cá thể thuộc 4 loài rùa răng, rùa cổ bự, rùa đất lớn, rùa hộp lưng đen... về các vùng tự nhiên trong cả nước.

Được biết, quần thể rùa Trung Bộ trong tự nhiên đã gần như biến mất bởi nạn săn bắt, buôn bán bất hợp pháp. Một tín hiệu đáng mừng là tại Trung tâm Cứu hộ rùa Cúc Phương đã nuôi dưỡng và chăm sóc hơn 200 cá thể rùa Trung Bộ trong môi trường bán hoang dã để phục vụ nghiên cứu khoa học và bảo tồn nguồn gen.


Qua đó, Trung tâm cũng đang hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội để nghiên cứu gen của rùa Trung Bộ nhằm mục đích gây giống và bảo tồn loài rùa đặc hữu quý hiếm này.

71 cá thể rùa Trung Bộ vừa được trở về từ Châu Âu lần này sẽ được đoàn tụ với hơn 200 cá thể rùa khác đang được cứu hộ tại Trung tâm Bảo tồn rùa Cúc Phương. Tất cả số rùa này đều được thu giữ từ những vụ buôn bán trái phép, do người dân tự nguyện chuyển giao hoặc được nhân giống sinh sản thành công tại Trung tâm Cứu hộ rùa Cúc Phương.

Mục tiêu cuối cùng là tất cả các con rùa Trung Bộ sẽ được thả về môi trường sống tự nhiên phù hợp nhất tại tỉnh Quảng Ngãi sau khi chúng có khả năng thích ứng với môi trường sống. Đây cũng là một phần trong dự án bảo tồn rùa Trung Bộ (MAP) thuộc chương trình Bảo tồn rùa Châu Á (ATP)./.

 
Thực hiện: Quỳnh Anh, Văn Quyền & Đỗ Hào

https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tin-tuc/cuoc-quothoi-huongquot-cua-71-chu-rua-trung-bo-84509.html


top