Du lịch

Chứng tích Tà Cơn

Khu di tích sân bay Tà Cơn nằm tại xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị là là minh chứng hùng hồn cho ý chí khát vọng thống nhất đất nước của người Việt Nam.
Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, cụm cứ điểm sân bay Tà Cơn chính là lõi của của hệ thống hàng rào điện tử McNamara. Được xây dựng từ tháng 6/1966, hàng rào điện tử McNamara được Mỹ với mục tiêu phát hiện di chuyển, lưu thông của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Với chi phí lên đến hàng tỷ đô la nhưng chỉ tồn tại được hai năm, hệ thống này đã hoàn toàn phá sản từ sau năm 1968 khi Quân giải phóng miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong Chiến dịch đường 9 – Khe Sanh.

Trải qua 40 năm, Khu di tích sân bay Tà Cơn còn giữ được nhiều hiện vật chiến tranh như máy bay, pháo, xe tăng, bom đạn... Bên cạnh đó, những công trình quân sự như hầm hào, doanh trại của quân đội Mỹ cũng phục dựng để giúp du khách hình dung phần nào về quy mô, sự khố liệt của chiến tranh.


Một góc Di tích sân bay Tà Cơn (Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị).


Di tích sân bay Tà Cơn trưng bày các loại bom mà Mỹ từng ném xuống Quảng Trị từ năm 1965 – 1972.


Những chiếc máy bay không vận từng tham chiến tại Khe Sanh giờ nằm yên trên những bục trưng bày tại Tà Cơn.


Một trong những hiện vật phần nào giúp cho du khách hình dung được sự khốc liệt của những trận chiến tại Tà Cơn.


Chiếc máy bay vận tải CH-47 Chinook hạng nặng của quân đội Mỹ này từng tham chiến tại Khe Sanh.
Cách thức vận chuyển bằng đường không hiện đại được người Mỹ sử dụng nhiều ở Khe Sanh đối nghịch hoàn toàn
với cách thức thường dùng là xe thồ của quân giải phóng.


Bảo tàng nhỏ tại Di tích sân bay Tà Cơn. Ở đây trưng bày nhiều tài liệu,
hiện vật liên quan đến Chiến dịch đường 9 – Khe Sanh.


Vật dụng, dụng cụ nấu ăn của lính Mỹ dùng trong trận chiến ở Tà Cơn.


Bảo tàng ở Tà Cơn phục dựng cách thức vận chuyển đơn giản
nhưng rất hiệu quả của quân giải phóng trong Chiến dịch đường 9 – Khe Sanh.


Hình ảnh quân giải phóng tham gia Chiến dịch đường 9 – Khe Sanh
được trưng bày tại bảo tàng trong khu di tích.


Những doanh trại của quân đội Mỹ được giữ nguyên vẹn tại sân bay Tà Cơn.


Một góc đường vào di tích sân bay Tà Cơn.


Du khách tìm hiểu, khám phá khu di tích Tà Cơn, Quảng Trị.

Để giúp du khách tìm hiểu sâu hơn về chứng tích này, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng một bảo tàng nhỏ nằm ngay trước cổng vào khi di tích trưng bày những hình ảnh, vũ khí, hiện vật sinh hoạt của các bên tham chiến. Nơi đây cũng có những tài liệu cung cấp cho du khách diễn biến chi tiết của Chiến dịch đường 9- Khe Sanh.

Đến khu di tích sân bay Tà Cơn cảm nhận của phần lớn du khách là chiến tranh đã qua rất xa, địa điểm từng diễn ra một trận đánh khốc liệt ngày xưa nay tràn ngập màu xanh của sự sống của những ruộng ngô, lạc./.


Sân bay Tà Cơn từng là một cụm cứ điểm quân sự chiến lược của quân đội Mỹ trong những năm 1966-1968. Địa danh này từng gắn với nhiều chiến tích trong chiến dịch giải phóng Khe Sanh năm 1968 và gắn với câu nói nổi tiếng chua chát của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James R. Schlesinger: “Tuy chúng ta đã ném cả danh dự nước Mỹ ra để giữ (Khe Sanh) và buộc hội đồng tham mưu trưởng liên quân cam kết bằng máu, nhưng cuối cùng cũng phải rút chạy”.
(Theo báo tuổi trẻ)

Thực hiện: Việt Cường

https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tin-tuc/chung-tich-ta-con-175960.html


top