Tiêu điểm

Bước đột phá trong quan hệ Việt - Đức

Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Liên bang Đức của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (từ 24 đến 26/11/2015) có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ song phương giữa hai nước, góp phần đẩy mạnh quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Đức, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại lên 20 tỷ USD trong 5 năm tới.
 
Với tình cảm đặc biệt, các nhà Lãnh đạo Đức đã dành cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sự đón tiếp nồng hậu cùng những nghi lễ đón khách trang trọng nhất dành cho nguyên thủ.


Tổng thống CHLB Đức Joachim Gauck đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN


Lễ đón Chủ tịch nước được tổ chức trọng thể tại Phủ Tổng thống với 21 loạt đại bác chào mừng. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội đàm với Tổng thống Joachim Gauck. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN


Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Phủ Thủ tướng.
Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN


 Chủ tịch nước tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN


Chủ tịch nước chứng kiến Lễ ký Thoả thuận hợp tác chiến lược trong lĩnh vực hàng không của hai nước.
Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN


Chủ tịch nước gặp gỡ chính giới và học giả Đức tại Viện Körber. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN


Chủ tịch nước gặp gỡ thân mật những người bạn Đức của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN

Tại các cuộc hội đàm với Tổng thống Joachim Gauck và Thủ tướng Angela Merkel, hai bên đã xác định những phương
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Đức tăng gấp đôi, từ 4,1 tỷ USD năm 2010 lên 7,8 tỷ USD năm 2014. Đức luôn duy trì vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU, chiếm gần 20% xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU.
hướng và biện pháp cụ thể đẩy mạnh quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Đức trong thời gian tới, nhất là về hợp tác thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo; ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với Liên minh Châu Âu (EU), trong đó có việc thúc đẩy sớm ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)... Nhiều cơ hội hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước cũng đã được thiết lập tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Đức tại Frankfurt, góp phần tạo xung lực mới, khơi thông dòng chảy giao thương giữa hai nước.

Trên cơ sở đó, hai bên đã nhất trí phấn đấu đưa kim ngạch thương mại lên 20 tỷ USD và đầu tư của Đức tại Việt Nam lên 5 tỷ USD trong 5 năm tới.

Liên quan đến tình hình thế giới và khu vực, Tổng thống, Thủ tướng, chính giới và học giả Đức đã bày tỏ lo ngại về tình hình gia tăng các hoạt động tôn tạo bãi đá, gây bất ổn cho hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông, chia sẻ và ủng hộ lập trường của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và phấn đấu sớm có Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
 



Việt Nam và Đức ký 6 thỏa thuận hợp tác: 
 
1/ Hiệp định cho phép thân nhân thành viên cơ quan đại diện ngoại giao được
    làm việc có thu nhập;
2/ Hiệp định cấp chính phủ về hợp tác khoa học và công nghệ;
3/ Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định vận tải hàng không năm 1994;
4/ Bản ghi nhớ chung về hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp;
5/ Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam, Phòng Thương mại và
   Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp Đức, Văn phòng đại diện
   Phòng Thương mại Công nghiệp Đức tại Việt Nam về Đối thoại thường
   xuyên;
6/ Hợp đồng dịch vụ kỹ thuật giữa VietJet với Tập đoàn Lufthansa về động cơ
   máy bay A320;
 
TTXVN/Báo ảnh Việt Nam

https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tin-tuc/buoc-dot-pha-trong-quan-he-viet-duc-100845.html


top