Văn hóa

Bác Hồ trên Báo ảnh Việt Nam giai đoạn từ năm 1954 - 1969

Giai đoạn 1954 – 1969, Hình ảnh Việt Nam (tiền thân của Báo Ảnh Việt Nam hiện nay)vinh dự và tự hào đã đăng tải hàng nghìn bức ảnh về các hoạt động đối nội, đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giai đoạn 1954 – 1969, Hình ảnh Việt Nam vinh dự và tự hào đã đăng tải hàng nghìn bức ảnh về các hoạt động đối nội, đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cách đây 71 năm, chỉ 5 tháng sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và 5 ngày sau khi Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã chỉ thị xuất bản tờ Hình ảnh Việt Nam (tiền thân của Báo Ảnh Việt Nam hiện nay).

Ấn phẩm giới thiệu bằng hình ảnh với bạn bè thế giới về chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng và sự nghiệp của nhân dân ta trong giai đoạn mới là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giai đoạn 1954 – 1969, Hình ảnh Việt Nam vinh dự và tự hào đã đăng tải hàng nghìn bức ảnh về các hoạt động đối nội, đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Báo ảnh Việt Nam trân trọng giới thiệu những hình ảnh đặc sắc về Bác Hồ trên những trang báo:

Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh đến thăm Báo ảnh Việt Nam ngày 15/10/1969, hơn một tháng sau ngày Bác đi xa, đã căn dặn: "Lúc Hồ Chủ tịch còn sống, Người rất quan tâm đến Báo ảnh Việt Namcũng như quan tâm đến các báo chí khác của chúng ta. Bác đã từng cho nhiều ý kiến nhận xét đối với Báo ảnh. Có lúc Bác đã trực tiếp chọn một số ảnh và chỉ thị cho Báo ảnh đăng. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã qua đời, nhưng Di chúc của Bác, những lời dạy bảo quý báu của Bác đối với báo chí nói chung và đối với Báo ảnh Việt Namnói riêng vẫn văng vẳng bên tai chúng ta. Đó là những chỉ thị để chúng ta phấn đấu lâu dài nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng của báo chí. Hiện nay, thi hành chỉ thị Bộ Chính trị Trung ương Đảng, cả nước đang tiến hành đợt sinh hoạt chính trị "Học tập và làm theo Di chúc của Hồ Chủ tịch"... Mong rằng các đồng chí hãy biến đau thương thành hành động cách mạng, ra sức thi đua yêu nước, làm cho Báo ảnh Việt Namhay, đẹp, ra nhanh, đáp ứng lòng mong mỏi của Trung ương, của đồng bào trong cả nước và bè bạn ta trên thế giới, xứng đáng là một trong những vũ khí sắc bén của Đảng và Nhà nước ta trên mặt trận tuyên truyền đối ngoại".



Lúc sinh thời, Bác xem Báo ảnh rất kỹ và thường xuyên chỉ bảo cho Ban biên tập những sai sót của tờ báo. Năm 1965, Bác đã có ý kiến về tít bài báo "Càng leo cao càng ngã đau" ở Báo ảnh số 7/1965. Người nói: "Báo chí viết phải thật chính xác. Ai leo cao? Ai ngã đau?". Khi xem tranh áp-phích đăng ở bìa 4 Báo ảnh số 4/1968 với nội dung "Hà Nội chào mừng Huế, Sài Gòn", Bác phê bình: "Tranh vẽ như thế không đúng! Tại sao trong ba cô gái, cô gái Hà Nội lại to hơn và nổi bật hơn hai cô kia".





Lúc sinh thời, không chỉ có góp ý cho tòa soạn, Bác còn trực tiếp chọn và gửi cho tòa soạn đăng những bức ảnh đặc sắc, có giá trị tuyên truyền cao. Năm 1967, Bác Hồ đã chọn gửi và chỉ thị cho tòa soạn Báo ảnh đăng hai bức ảnh, một là bức ảnh cô dân quân Hà Tĩnh áp giải một tên giặc lái Mỹ cao to. Đó chính là bức ảnh rất nổi tiếng của nhà nhiếp ảnh Phan Thoan, được rất nhiều người biết bởi còn được minh họa thêm bằng 4 câu thơ của nhà thơ Tố Hữu. Bức ảnh thứ hai chụp một cô y tá đang băng bó cho một tên giặc lái Mỹ bị thương. Hai bức ảnh này đăng ở Báo ảnh số 2/196.

 



  •  Báo ảnh Việt Nam
  •  

 

https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/long-form/bac-ho-tren-bao-anh-viet-nam-giai-doan-tu-nam-1954-1969-397647.html


top