Đời sống Việt

Nội thất làm từ 10.000 chiếc vỏ chai lọ thuỷ tinh

Tự tay sưu tầm và tái chế các chai, lọ thuỷ tinh, nắp nhựa …thành đồ nội thất hết sức độc đáo và đầy sáng tạo, anh Đinh Nguyên Bình (quận Tân Phú, TP.HCM ) đã khiến nhiều người ngỡ ngàng khi đến thăm tư gia của mình.
"Ngôi nhà cho lại" là cách nói lái của ngôi nhà chai lọ, được vợ chồng anh Bình hóm hỉnh đặt và gửi vào đó ý nghĩa về “tình yêu thương” mà từng thành viên nhận lại khi mỗi ngày đều sử dụng những món đồ do chính bàn tay của người chồng, người cha của mình dồn công sức và tâm huyết để làm.

Hầu hết các đồ vật từ trang trí đến sử dụng trong ngôi nhà như giường, tủ, đèn chiếu sáng,..  đều được làm từ vỏ chai, lọ thuỷ tinh và nắp nhựa. Nổi bật là bộ bàn ghế làm từ hàng trăm chiếc vỏ chai rượu đặt tại phòng khách của gia đình. Anh Bình bày tỏ, đây là sản phẩm mất nhiều thời gian và công sức, nhưng khó nhất là ở khâu khoan đáy, nếu không khéo léo và cẩn thận, đáy chai sẽ rất dễ bể”. Ngoài ra, phải tính toán thật chính xác việc ghép nối cân bằng và cố định giữa các vỏ chai với nhau thông qua hệ thống ốc vít.


Bước vào ngôi nhà anh Bình ai cũng choáng ngợp với nội thất toàn làm từ chai lọ.


Việc lắp ráp các chai lọ vào với nhau đơn giản, nhưng khó nhất là khâu khoan đáy chai.


Các chai ráp lại với nhau được cố định bằng ốc vít.


Các chai được ráp lại và đều tăm tắp.


"Ngôi nhà cho lại" là cách nói lái của ngôi nhà chai lọ,
được vợ chồng anh Bình hóm hỉnh đặt và gửi vào đó ý nghĩa về “tình yêu thương”.



Nội thất trang trí tạo hình cây thông Noel.


Bộ bàn ghế toàn bằng chai lọ với khung thép kiên cố.


Ghế salon được làm tỉ mỉ và cẩn thận.


Bộ bàn ghế ăn cũng được chế tác từ chai lọ.


Chiếc giường được làm từ hơn 200 chiếc vỏ chai để kỷ niệm 15 năm ngày cưới của 2 vợ chồng.


Chiếc đèn treo trần nhà được lắp thêm đèn tạo ánh sáng kì ảo.


Đồng hồ cũng được thiết kế lại theo phong cách chai lọ.


Móc treo đồ vật dụng cũng được làm từ chai lọ.


Đàn chuồn chuồn được thiết kế treo ở khu vực cầu thang.


Quầy bar mini.


Cây yêu thương của gia đình được làm bằng hàng ngàn nắp vỏ chai.


Nhiều người đến ngôi nhà của anh Đinh Nguyên Bình (quận Tân Phú, TP. HCM)
đều ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng kiệt tác đồ nội thất từ những chiếc chai lọ rất độc đáo.

Vốn bản thân làm việc trong lĩnh vực kinh doanh đồ cơ khí nên anh Bình khá am hiểu về cách sử dụng các dụng cụ kỹ thuật như khoan máy, các loại kềm…, điều này là một lợi thế khi anh thực hiện tái chế  hơn 10.000 chai, lọ thuỷ tinh, nắp nhựa thành những món đồ dùng hữu hiệu bố trí rộng khắp ngôi nhà. Như lời anh Bình, nhiều sản phẩm phải mất đến hơn 2 năm để tập hợp đủ số lượng vỏ chai thuỷ tinh đồng chất đồng lượng mới có thể bắt tay thực hiện.

Từ những chai lọ tưởng như bỏ đi, khi được “phù phép” qua bàn tay khéo léo của anh Bình đã trở nên sống động dưới góc nhìn nghệ thuật và vô cùng hữu ích khi đưa vào sử dụng thực tế. Đơn cử là chiếc giường được làm từ hơn 200 chiếc vỏ chai mang ý nghĩa kỷ niệm 15 năm ngày cưới của 2 vợ chồng. “Tất cả đều được làm từ tình yêu của tôi giành cho gia đình”-anh Bình bộc bạch.

Đối với anh Bình, anh luôn chú ý đến độ bền và an toàn nên thường lựa chọn những mẫu chai thuỷ tinh dày và chắc chắn. Hơn nữa, anh luôn đề cao vấn đề bảo vệ môi trường và luôn hướng các con đến ý thức tiết kiệm, cho nên việc tận tối đa những chiếc chai, lọ thành những vật phẩm có thể sử dụng hàng ngày khiến anh rất vui và xem đó là tâm huyết của cuộc đời mình. Sắp tới không dừng lại ở việc tái chế chai, lọ thuỷ tinh, anh Bình còn mong muốn sáng tạo thêm nhiều vật dụng từ các chất liệu khác./.
Bài và ảnh: Thông Hải

Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

Từ bao đời nay, người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu coi nghề dệt thổ cẩm truyền thống là thước đo đánh giá sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Vì thế khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống là vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình người Lự.

Top