Đời sống Việt

Những “chiến binh” thầm lặng ở biển Cù Lao Chàm

Đội tuần tra kiểm soát biển Cù Lao Chàm gồm 18 người. Công việc hàng ngày của Đội là bám biển, lênh đênh trên từng ngọn sóng và lặn xuống lòng biển sâu để bảo vệ hệ sinh thái biển Cù Lao Chàm nhằm tạo môi trường lí tưởng cho các loài động, thực vật biển cư trú và sinh sản.
Vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm là toàn bộ Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam), có diện tích 2.471 ha với đặt trưng là các hệ sinh thái rừng và biển như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng đặc dụng,...  Tại đây, giới nghiên cứu đã phát hiện ra hơn 311 ha rạn san hô, với khoản 300 loài, san hô mềm chiếm ưu thế, độ phủ trung bình rạn san hô 41%; có 50 ha thảm cỏ biển, với 5 loài đặc trưng, độ phủ trung bình 15 – 25 %; 76 loài rong biển,  hơn 270 loài cá, 97 loài thân mềm, 11 loài động vật da gai,.... Đến nay, hệ sinh thái biển ở đây vẫn được gìn giữ và bảo tồn gần như nguyên vẹn. Để thực hiện được điều đó có một phần công sức không nhỏ của Đội tuần tra kiểm soát thuộc Ban quản lý biển Cù Lao Chàm.


Đội tuần tra kiểm soát biển Cù Lao Chàm kiểm tra, đo đạc diện tích những rạn san hô. Ảnh: Phong Thu


Trong quá trình tuần tra đáy biển, đội còn kiêm nhiệm dọn rác nhựa đại dương bám vào những rạn san hô. Ảnh: Tất Sơn


Những mẫu vật thuộc hệ sinh thái biển Cù Lao Chàm sẽ được mang lên nghiên cứu mức độ sinh trưởng trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Tất Sơn 


Những chỉ số đo đạc hệ sinh thái biển sẽ được ghi chép kỹ lưỡng ngay dưới đáy biển. Ảnh: Phong Thu


Những mẫu san hô nhỏ sẽ được cấy ghép, nuôi trồng và nhân rộng tại khu nuôi riêng. Ảnh: Tất Sơn


Những bè san hô được Đội tuần tra kiểm soát biển Cù Lao Chàm nuôi ghép dưới đáy biển. Ảnh: Phong Thu

Hằng ngày, cùng với các thành viên trong đội, hai nữ kĩ sư Nguyễn Thị Thúy Hồng và Trần Thị Phương Thảo cũng ngậm vòi oxy, đeo những vòng đai chì nặng hàng chục kí rồi quăng mình xuống biển, lặn ngụp lùng sục hàng giờ dưới đáy biển như những con rái cá để làm việc như những người đàn ông vậy.

Thúy Hồng cho biết, mỗi ngày cô và các đồng nghiệp phải lặn biển để ghi chép, theo dõi, nhập dữ liệu tất cả các chuyển động ở các vị trí thực hiện bảo tồn dưới đáy biển. Làm thân con gái suốt ngày phải ngâm mình dưới làn nước lạnh khiến cho làn da của họ lúc nào cũng xanh xao như người sống thiếu ánh sáng. Nếu như trên cạn mọi thứ diễn ra dễ dàng thì công việc dưới đáy biển sâu lại đầy thử thách, thậm chí đôi lúc đối diện với các mối nguy hiểm khó lường như sóng ngầm, kiệt sức, sự cố hỏng hóc bình oxy... Công việc nhìn chung vất vả nặng nhọc, nhất là những hôm sóng to gió lớn.

Sự hi sinh thầm lặng và tình yêu nghề của Đội tuần tra kiểm soát biển Cù Lao Chàm, trong đó có những cô gái trẻ khiến cho nhiều người khâm phục. Nhờ có họ mà môi trường sinh thái ở vùng lõi Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm được bảo vệ tốt. Nhiều rạn san hô, thảm cỏ biển được phục hồi, phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện sống lí tưởng cho nhiều loài động vật biển có giá trị như rùa biển, cá heo…/.

 
Bài: Thanh Hòa - Ảnh: Tất Sơn - Phong Thu


Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

Từ bao đời nay, người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu coi nghề dệt thổ cẩm truyền thống là thước đo đánh giá sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Vì thế khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống là vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình người Lự.

Top