Thương hiệu Việt

May Phú Thành: Thành công từ hướng đi khác biệt hóa

Dù mới gia nhập lĩnh vực dệt may hơn 8 năm nhưng Công ty Phú Thành đã khẳng định được thương hiệu ở thị trường trong và ngoài nước nhờ chiến lược khác biệt hóa khi tập trung vào sản xuất đồ lót và tất dành cho nam giới.
Tại khu xưởng sản xuất với hệ thống 300 máy dệt tự động hiện đại, ông Nguyễn Viết Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc May Phú Thành đã chia sẻ với chúng tôi về ý tưởng ngày đầu thành lập Công ty.

Vào thời điểm năm 1996, Việt Nam lúc bấy giờ chỉ có duy nhất nhà máy dệt kim Xuân Đỉnh là chuyên sản xuất bít tất theo đơn đặt hàng của Nhật Bản. Ngày đó, nhà máy không bán hàng hoá ra thị trường trong nước nên ông Tùng và rất nhiều người dân đã phải đứng xếp hàng để mua các sản phẩm bị lỗi không xuất khẩu được. Và chính những lần xếp hàng mua bí tất đó, ông Tùng đã nhận ra được một thị trường với tiềm năng vô cùng lớn và quyết tâm theo đuổi.

Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông Tùng và một người bạn Hàn Quốc đã giúp ông hiện thực hoá ước mơ. Nhờ sự giúp đỡ của người bạn này, ông Tùng đã đặt được 10 chiếc máy dệt kim tương tự của nhà máy dệt kim Xuân Đỉnh, với giá 1100 USD/chiếc và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh với hình thức ban đầu là hộ cá thể. Đến năm 2008, công ty May Phú Thành mới chính thức ra đời và hoạt động theo mô hình tập đoàn như hiện nay.



Công nhân công ty may Phú Thành vận hành hệ thống máy dệt tại dây chuyền sản xuất của nhà máy.


Đầu tư nhiều trang thiết bị máy móc mới đã giúp may Phú Thành mở rộng hơn về quy mô sản xuất.


Phần lớn các trang thiết bị hiện đại được sử dụng trong dây chuyền sản xuất sản phẩm bít tất ở may Phú Thành.


Công nhân may Phú Thành kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất.


Đổi mới công nghệ là hoạt động mà công ty may Phú Thành luôn chú trọng.


Một góc dây chuyền sản xuất tại công ty may Phú Thành.


Dây chuyền đóng gói sản phẩm bít tất tại công ty may Phú Thành.


Sản phẩm bít tất của công ty may Phú Thành.

Theo đó, để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với người Việt, ông đã nghiên cứu về tình trạng ra mồ hôi dẫn đến hôi chân do môi trường và khí hậu nóng ẩm đặc thù của Việt Nam. Từ nghiên cứu này, công ty đã đưa công nghệ nano vào sản phẩm với tính năng diệt khuẩn, kèm theo đó là đưa các chất liệu có khả năng khử mùi, kháng khuẩn vào nguyên liệu sản xuất để giúp thấm hút mồ hôi, người sử dụng không bị hôi chân.

Mặt khác, công ty đang nghiên cứu và đưa vào sử dụng các nguyên liệu như sợi giữ nhiệt, sợi lạnh cho các dòng sản phẩm áo lót mùa đông, mùa hè.

Hiện nay, sản lượng sản xuất bít tất của công ty đạt 20 triệu đôi/năm, hơn 1 triệu đôi quần áo lót/năm. Ngoài cung cấp cho thị trường trong nước, công ty còn xuất khẩu sang các thị trường khác như: CuBa (5 - 6 triệu đôi/năm 2013), Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ./.




Khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại như TPP, AEC… là cơ hội lớn để May Phú Thành sàng lọc và đầu tư trang thiết bị máy móc mới thông qua việc tận dụng lợi thế về thuế.

(Ông Nguyễn Viết Tùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng giám đốc May Phú Thành)

 
Bài: Thảo Vy - Ảnh: Việt Cường










 

Minh Tiến – Tập đoàn cà phê Việt tiên phong áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

Minh Tiến – Tập đoàn cà phê Việt tiên phong áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

Mô hình mô phỏng lại các sản phẩm của cà phê được sản xuất và chế biến theo mô hình kinh tế tuần hoàn của Tập đoàn Cà phê Minh Tiến đã trở thành tâm điểm chú ý của Nhà triển lãm Việt Nam tại World Expo 2020. Mô hình kinh tế tuần hoàn mà Minh Tiến theo đuổi cũng là xu hướng đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới, hướng tới sự phát triển bền vững của nhân loại.

Top