Nghệ thuật

Ký họa phụ nữ trong kháng chiến

Cuộc chiến đã lùi xa nhưng những ký ức về người phụ nữ trên chiến trường một thời hào hùng vẫn còn được các nghệ sĩ lưu giữ lại qua các bức ký họa, mang đến cho thế hệ thời bình hôm nay góc nhìn mới, đẹp hơn về người phụ nữ Việt Nam.
Đó là cảm nhận của nhiều bạn trẻ khi tham quan Triển lãm chuyên đề “Hình ảnh phụ nữ qua ký họa kháng chiến” ra mắt công chúng tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Tp. Hồ Chí Minh. Hiện Bảo tàng Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh có một kho lưu giữ gần 4.000 ký họa về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh một cách sinh động và chân thực. Theo ông Trịnh Xuân Yêm, Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật, ký họa ra đời trong khói lửa đạn bom của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã trở thành những hiện vật quý mang giá trị lịch sử, giá trị nhân văn và giá trị thẩm mỹ lớn.


 Triển lãm chuyên đề “Hình ảnh phụ nữ qua ký họa kháng chiến” đã thu hút đông đảo công chúng đến tham quan.


Triển lãm loại hình nghệ thuật ký họa trong khói lửa chiến tranh về người phụ nữ Việt Nam.


Hình ảnh người phụ nữ kháng chiến được tái hiện sinh động qua những tác phẩm ký họa.


Không gian trưng bày Triển lãm chuyên đề “Hình ảnh phụ nữ qua ký họa kháng chiến”.

Từ 4.000 ký họa, Bảo tàng đã chọn gần 100 tác phẩm để trưng bày trong Triển lãm chuyên đề “Hình ảnh phụ nữ qua ký họa kháng chiến”. Qua đó, khách tham quan sẽ cảm nhận vẻ đẹp của người phụ nữ được thể hiện trên các tác phẩm mỹ thuật với chất liệu chì, màu nước, than, bút sắt… mang đậm tinh thần lạc quan cách mạng.

Trên hết, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến được thể hiện sinh động dưới nét vẽ của thế hệ nghệ sĩ cách mạng đầu tiên - những nghệ sĩ tiên phong đấu tranh trên mặt trận văn hóa: Thái Hà, Cổ Tấn Long Châu, Huỳnh Phương Đông, Lê Lam, Trần Hoàng Sơn, Văn Tâm… Không ít trong số đó đã mãi mãi nằm lại trên chiến trường như: họa sĩ Huỳnh Quốc Trong, họa sĩ Hà Quang Bửu…

Những ký họa cô dân quân cài hoa trên mũ tai bèo với những chiếc khăn rằn duyên dáng ngồi ca hát hồn nhiên; hay hình ảnh nữ bác sĩ đang tập trung cao độ trong những ca phẫu thuật ở chiến trường, là hình ảnh người nữ chiến sĩ đau đớn ôm đồng đội bị thương, hy sinh trên tay… Các họa sĩ chiến trường đã khắc họa một cách tinh tế lồng trong tình cảm để tạo nên một thế hệ phụ nữ Việt Nam thời oanh liệt.

Triển lãm chuyên đề “Hình ảnh phụ nữ qua ký họa kháng chiến” sẽ được mở cửa đến hết tháng 8/2016./.



Người nghệ sĩ ký họa trong cuộc kháng chiến.



Tác phẩm ký họa bằng chì “Lê Thu An A3, thanh niên xung phong đường Trường Sơn”,1966.


Tác phẩm ký họa bằng màu nước “Dương Thị Cẩm - du kích Cà Mau” , 1967.


Tác phẩm ký họa bằng màu nước “Má Hai Ghé (xã Lộc Hưng, Tây Ninh)”, 1967.


Tác phẩm ký họa bằng bột màu “Lớp học đêm - Phước Chiến”, 1967.


Tác phẩm ký họa bằng màu nước “Chiến sĩ chuyển vũ khí đường sông Quảng Nam”, 1969.


Tác phẩm ký họa bằng màu nước “Bộ đội địa phương huyện 2, Gia Lai”, 1969.


Tác phẩm ký họa bằng chì và màu nước “Bé Hai - nữ giao liên Đồng Tháp”, 1969.


Tác phẩm ký họa bằng màu nước “Tắm rửa thương binh”, 1972.


Tác phẩm ký họa bằng bút sắt “Bốn cô du kích xã Tam Hiệp - Bù Đốp”, 1972.


Tác phẩm ký họa bằng màu nước “Bảo vệ quê hương giải phóng”, 1973.


Tác phẩm ký họa bằng màu nước “Túc Chính - vui mừng chiến thắng”, 1974.

Bài: Nguyễn Vũ Thành Đạt - Ảnh: Nguyễn Luân

Điện Biên vẫy gọi – tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng

“Điện Biên vẫy gọi” – tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Chiều 27-3, tại Nhà hát Quân đội (Mai Dịch, Hà Nội), Nhà hát Kịch nói Quân đội đã biểu diễn báo cáo công trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - vở diễn “Điện Biên vẫy gọi”.

Top