Nghệ thuật

Độc đáo tượng truyền thần

Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) là nơi nổi tiếng với nghề tạc tượng gỗ hơn 500 năm, đặc biệt gần đây có nghề tạc tượng truyền thần. Ông Đỗ Văn Bưởng hiện là một trong số ít người của làng có được các kỹ năng tạc tượng truyền thần độc đáo có một không hai này. Những bức tượng mà ông làm ra không chỉ giống y hệt với ảnh mẫu mà nó còn toát lên thần thái của người được làm tượng.
Có truyền thống ba đời làm nghề tạc tượng gỗ ở làng Bảo Hà, từ nhỏ, ông Đỗ Văn Bường đã được cha mình truyền lại các kỹ thuật làm tượng gỗ. Nhớ lại hơn 30 năm trước, khi bà ngoại ông qua đời và cần một một bức tượng thờ. Với kỹ thuật tạc tượng vốn có cộng với khả năng hội họa bẩm sinh, ông bắt tay vào làm bức tượng đầu tiên trong đời dựa trên bức ảnh cũ nát của cụ bà để lại.


Ông Đỗ Văn Bưởng lựa chọn những khối gỗ thích hợp làm tượng truyền thần.


Các khối gỗ được ông Bưởng phác họa bằng chì trước khi tạc tượng.


Công đoạn chỉnh sửa nét mặt cho tượng.


Các đường nét khuôn mặt được ông chỉnh sửa kỹ để toát lên được thần thái của người được làm tượng.


Quá trình làm tượng truyền thần thu hút sự chú ý của các em nhỏ.


Một bức tượng được phác họa theo mẫu.


Bàn tay lành nghề mang mầu năm tháng của ông Đỗ Văn Bưởng.


Tượng được phủ lớp sơn màu đen.


Tượng được so với ảnh mẫu sau khi tạc.


Bằng những dụng cụ dùi, đục thô sơ ông Bưởng đã tạo nên được rất nhiều bức tượng truyền thần đẹp và giống mẫu.

Khi bức tượng hoàn thành, các thành viên trong gia đình ông Bưởng ai cũng phải giật mình vì bức tượng giống hệt với bức ảnh cụ bà. Từ đó, người dân trong vùng kéo đến nhờ ông làm tượng cho người thân đã mất và nghề làm tượng truyền thần trở thành cách mưu sinh chính của ông và gia đình.

Với gần 30 năm làm nghề tạc tượng truyền thần, ông Bưởng đã tạc được hơn 5000 bức tượng to nhỏ các loại. Theo ông thì để làm ra một bức tượng truyền thần đòi hỏi người thợ ngoài khả năng tạc, đẽo gỗ điêu luyện thì phải có một trí tưởng tượng phong phú cùng với khả năng hội họa tốt.

Những người đến đặt làm tượng truyền thần của ông Đỗ Văn Bưởng thường là để làm tượng thờ cho người đã mất và kích cỡ to nhỏ tùy theo yêu cầu của khách hàng. Để biến một khúc gỗ vô tri thành một bức tượng như ảnh mẫu là vô cùng vất vả, thông thường để làm ra một bức tượng ông phải làm mất một tuần nhưng có những bức tượng khó thì làm cả tháng mới xong.

Khi đơn đặt hàng, ông phải ngồi suy ngẫm mất một thời gian để tìm hướng làm vì tạc tượng truyền thần ngoài việc yêu cầu người thợ biến khúc gỗ đó giống y hệt với bức ảnh mẫu thì nó vẫn phải mang được cái thần thái cho người được tạc tượng.

Sau đó là việc chọn gỗ và xẻ thành khối tạc tượng. Gỗ để đục tượng truyền thần ông thường chọn loại gỗ mít vì loại gỗ này rất bền mà lại dễ đục nhất. Công đoạn khó nhất để đục một bức tượng truyền thần là đục khuôn mặt. Ở công đoạn này nếu không cẩn thận bức tượng có thể bỏ đi chỉ vì một đường đục hơi mạnh tay hoặc không chính xác.

Khi bức tượng đã đục được thành hình thì sẽ được ông sơn và vẽ màu. Công đoạn này ông phải sơn thành nhiều lớp. Sau khi sơn xong, ông phơi khô rồi đánh bóng bằng giấy ráp cho nhẵn bề mặt và loại bỏ những dăm gỗ. Cuối cùng ông lại tiếp tục sơn phủ màu vàng lên tượng và vẽ các chi tiết để hoàn thành bức tượng./.


Các sản phẩm tượng truyền thần với nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau:












Thực hiện: Thanh Giang - Tất Sơn

Điện Biên vẫy gọi – tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng

“Điện Biên vẫy gọi” – tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Chiều 27-3, tại Nhà hát Quân đội (Mai Dịch, Hà Nội), Nhà hát Kịch nói Quân đội đã biểu diễn báo cáo công trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - vở diễn “Điện Biên vẫy gọi”.

Top