Thương hiệu Việt

Dấu ấn VNPT Huế

Là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và cũng là doanh nghiệp thuộc Top đầu của tỉnh Thừa Thiên Huế, những năm qua, Viễn thông Thừa Thiên Huế (VNPT Thừa Thiên Huế) liên tục mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ và dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng trong thời kì mới.
Huế là kinh đô văn hóa, du lịch của Việt Nam, thế nhưng vấn đề làm kinh tế ở mảnh đất cố đô này quả là điều không mấy dễ dàng đối với các doanh nghiệp. Bằng con đường đi riêng đầy sáng tạo của mình, TS Dương Tuấn Anh, Giám đốc VNPT Thừa Thiên Huế và các cộng sự đã chung tay đưa doanh nghiệp vượt khó, phát triển mạnh mẽ, liên tục gặt hái nhiều thành công, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Huế. Và bản thân Dương Tuấn Anh còn là doanh nhân tiêu biểu của Thừa Thiên Huế trong nhiều năm qua.

Với mục tiêu "Năng lực vượt trội, chất lượng bền vững", VNPT Thừa Thiên Huế nhanh chóng giành được nhiều giải thưởng đáng trân trọng như: Huân chương Lao động hạng Ba năm 2009; Giải thưởng Top 100 doanh nghiệp thương mại dịch vụ tiêu biểu năm 2010 do Bộ Công thương trao tặng; Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2010; Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2010; Cờ thi đua của Bộ Thông tin Truyền thông các năm 2012, 2013, 2014; Bằng khen Bộ trưởng Bộ Tài chính về thành tích chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế 2010, 2013; Doanh nghiệp tiêu biểu, xuất sắc của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013, 2014; Đoạt 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 3 giải Ba Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ 2010-2015,… cùng nhiều hình thức khen thưởng khác.


 

Tòa nhà trụ sở chính của VNPT Huế.


TS. Dương Tuấn Anh,Giám đốc VNPT Huế, cùng các cộng sự họp bàn chiến lược thiết lập hệ thống mạng lưới mới.




Các kỹ sư kiểm tra sự vận hành hệ thống tổng đài số của VNPT Huế.

Để có được thành tích ấy, TS Dương Tuấn Anh đã đề ra chiến lược kinh doanh sát đúng với thực tế, tạo được thương hiệu cho doanh nghiệp bằng cách không ngừng đầu tư, nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống thiết bị, cơ sở hạ tầng viễn thông để đảm bảo VNPT Thừa Thiên Huế là nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ - thông tin hàng đầu với nhiều loại hình dịch vụ chất lượng cao như: dịch vụ FTTH, MegaFun, Video Conference (hội nghị truyền hình), IP Camera, các ứng dụng công nghệ - thông tin phục vụ cho chính quyền điện tử, y tế, giáo dục...

Ngoài ra, từ năm 2010 đến nay, đơn vị đã triển khai ngầm hoá và làm gọn hệ thống dây thuê bao ở 118 tuyến đường với 637 cống bể ngầm, với tổng vốn đầu tư trên 30,5 tỷ đồng.

Điều quan tâm nữa đối với Dương Tuấn Anh là anh luôn cố gắng làm tốt chính sách đối với người lao động và trách nhiệm xã hội,
TS Dương Tuấn Anh,
Giám đốc VNPT Thừa Thiên Huế

 
"Thời buổi mọi thứ đều tăng giá, duy chỉ có doanh nghiệp viễn thông là luôn luôn phấn đấu để hạ giá thành sản phẩm. Bây giờ không còn kinh doanh theo lối ngồi chờ khách hàng đến với doanh nghiệp, mà tất cả cán bộ, công nhân viên của đơn vị luôn tìm đến với cơ sở để phát triển khách hàng".
đặc biệt là công tác thiện nguyện. Từ năm 2010 đến nay, đơn vị đã trích ra số tiền 9,3 tỷ đồng để thực hiện chính sách đối với người lao động và đóng góp trách nhiệm với xã hội như: phụng dưỡng đến suốt đời 3 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; ủng hộ quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam, quỹ bảo trợ bệnh nhân nghèo; tặng quà cho các cháu tàn tật và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... Ngoài ra, thông qua Nhịp cầu nhân ái Netcodo tài trợ trên 215,5 triệu đồng, tổ chức giúp đỡ 54 hộ nghèo, 144 học sinh và sinh viên nghèo, trao hàng trăm suất quà Tết cho đồng bào huyện A Lưới...

Trở lại vấn đề kinh doanh, tôi còn nhớ khoảng cuối những năm 80, khi Thừa Thiên Huế đầu tư và đưa tổng đài E10 khoảng 5.000 số vào hoạt động. Mọi người ai cũng phấn khởi, duy chỉ có Giám đốc lúc bấy giờ là anh Mai Văn Minh lo lắng. Anh nói: “Cả tỉnh Bình Trị Thiên (gồm 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) sau mười mấy năm hợp nhất chỉ phát triển chưa tới 2.000 số thuê bao. Không biết bao giờ Huế mới "lấp đầy" cái tổng đài E10 với 5.000 số này!?”

Nhắc lại chuyện cũ một tí để biết, bây giờ Thừa Thiên Huế có số đi động cho cả trả trước, trả sau và cố định là 320.479 thuê bao (trong đó có 113.373 thuê bao cố định, 53.946 thuê bao intenet, 13.454 truyền hình MyTV…).

Để đạt được những kết quả này, TS Dương Tuấn Anh cho biết, lãnh đạo VNPT Thừa Thiên Huế đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm. Đó là đổi mới công tác quản lý theo đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tập đoàn. Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và chăm sóc khách hàng. Nghiên cứu mở rộng thêm nhiều phân khúc thị trường mới. Thực hành tiết kiệm, đảm bảo chi phí hợp lý và hiệu quả, quyết toán dứt điểm các dự án nhằm đảm bảo khả năng tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đào tạo tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCNV; đặc biệt là trong các lĩnh vực quảng cáo tiếp thị, quan hệ công chúng để chiếm lĩnh thị trường trong tình hình cạnh tranh hiện nay. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là tin học vào sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả lao động.

Nhờ đó, nếu năm 2010 doanh thu của đơn vị là 293 tỷ đồng, thì đến năm 2014 doanh thu đã đạt 423,4 tỷ đồng, năng suất lao động đạt 825 triệu đồng/người/năm; nộp ngân sách cho nhà nước từ 9,5 tỷ đồng (2010) lên 24,5 tỷ đồng (năm 2014); lương bình quân hiện tại đạt 7,9 triệu đồng/người/tháng.

 

Trung tâm theo dõi hoạt động của mạng lưới viễn thông VNPT Huế.


Tổng đài dịch vụ chăm sóc khách hàng của VNPT Thừa Thiên Huế.


Trung tâm kinh doanh và chăm sóc khách hàng của VNPT Thừa Thiên Huế.


Nhân viên VNPT Huế tư vấn dịch vụ viễn thông cho khách hàng.

TS Dương Tuấn Anh tâm sự, thời buổi mọi thứ đều tăng giá, duy chỉ có doanh nghiệp viễn thông là luôn luôn phấn đấu để hạ giá thành sản phẩm. Bây giờ không còn kinh doanh theo lối ngồi chờ khách hàng đến với doanh nghiệp, mà tất cả cán bộ, công nhân viên của đơn vị luôn tìm đến với cơ sở để phát triển khách hàng.

Vì thế, công tác bán hàng hiện được VNPT Huế phân bổ cho 12 trung tâm viễn thông trên địa bàn. Mỗi trung tâm đều có tổ tiếp thị bán hàng với phương thức bán hàng lưu động nhằm đưa dịch vụ đến các vùng sâu, vùng xa, tới tận tay khách hàng. Đặc biệt, Viễn thông Thừa Thiên Huế hiện còn đưa được Internet về 100% UBND, trạm y tế phường xã, các trường tiểu học, các đồn biên phòng, góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống dân sinh và đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh./.

 
Bài: Quốc Việt - Ảnh: Hoàng Quang Hà

Minh Tiến – Tập đoàn cà phê Việt tiên phong áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

Minh Tiến – Tập đoàn cà phê Việt tiên phong áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

Mô hình mô phỏng lại các sản phẩm của cà phê được sản xuất và chế biến theo mô hình kinh tế tuần hoàn của Tập đoàn Cà phê Minh Tiến đã trở thành tâm điểm chú ý của Nhà triển lãm Việt Nam tại World Expo 2020. Mô hình kinh tế tuần hoàn mà Minh Tiến theo đuổi cũng là xu hướng đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới, hướng tới sự phát triển bền vững của nhân loại.

Top