Khám phá

Dấu ấn kiến trúc Pháp ở Sài Gòn

Tại Sài Gòn hoa lệ, vẫn còn đó những công trình kiến trúc mang đậm phong cách Pháp cổ điển. Những công trình này đã tồn tại trên dưới 100 năm tuổi, trở thành những điểm tham quan, du lịch nổi tiếng, thu hút du khách mỗi khi ghé thăm Sài Gòn.
Sau hơn 300 năm hình thành và phát triển, Sài Gòn xưa - TP. Hồ Chí Minh ngày nay đã trở thành trung tâm thương mại sầm uất. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nhưng đâu đó nhiều tuyến phố, những công trình kiến trúc Pháp xưa vẫn hiện hữu, thâm trầm và cổ kính trong lòng thành phố, tồn tại như một khoảng lặng nhẹ nhàng với cuộc sống hiện đại. Khách du lịch cả trong và ngoài nước đều muốn một lần đến để ngắm nhìn và tìm hiểu lịch sử phát triển của nơi từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”./.


Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn được xây dựng năm 1877, ba năm sau thì hoàn thành.  Trước đó,  tháng 8 năm 1876,
Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án thiết kế nhà thờ. Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourard
với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic đã được chọn. Mọi vật liệu Nhà thờ từ xi măng, sắt thép đến ốc vít
đều mang từ Pháp sang. Đặc biệt, mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Toulouse (Pháp), để trần, không tô trát, không bám bụi rêu
mà đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi. Đây một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, điểm đến của du khách trong và ngoài nước.



Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh năm trên đường Đồng Khởi, Quận 1. Năm 1898, Nhà hát lớn được khởi công xây dựng, đến năm 1900 thì khánh thành.
Năm 1998, Chính quyền thành phố đã cho tu bổ lớn với phương châm bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu, với một số trang trí, điêu khắc nổi ở mặt tiền nhà hát
như tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa... được phục chế. Nhà hát được xem như một địa điểm tham quan hấp dẫn của Sài Gòn. 


Trụ sở của công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn, nằm ở góc đường Hàm Nghi - Lê Lợi, quận 1.
Thời Pháp thuộc, tòa nhà là nơi bán vé và hành chính của công ty Hỏa xa Đông Dương. 


Bưu điện trung tâm Sài Gòn tọa lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, Quận 1.
Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886–1891 với phong cách châu Âu theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu
cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách Pháp kết hợp với nét trang trí phương Đông.


Trụ sở Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh tọa lạc số 86 đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, là một trong những công trình kiến trúc
cổ kính nổi tiếng của Thành phố, được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế
mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền bắc nước Pháp.


Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1.
Bảo tàng được xây theo lối kiến trúc "Đông Dương cách tân" (styleindochinois), do kiến trúc sư người Pháp Delaval thiết kế,
và do hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon thực hiện trong ba năm: 1926-1927-1928. Khi khởi xây tòa nhà này dự kiến làm Viện Triển lãm Mễ cốc
sau định làm Viện Triển Lãm Kinh tế, nhưng cuối cùng lại quyết định làm Bảo tàng. Ngày nay, Bảo tàng  có hơn 30.000 hiện vật rất có giá trị
và trên 25.000 sách báo và tài liệu phục vụ công việc nghiên cứu các ngành khảo cổ học, dân tộc học, sử học, bảo tàng học...  
 
Bài và ảnh: Bá Ngọc

Bài và ảnh: Bá Ngọc

Xôi ngũ sắc – Tinh hoa đất trời Mường Lò

Xôi ngũ sắc – Tinh hoa đất trời Mường Lò

Không chỉ là món ăn đại diện cho văn hóa ẩm thực của vùng đất Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái),  xôi ngũ sắc còn mang một ý nghĩa đặc biệt trong quan điểm, trong suy nghĩ của người Thái đó là “thuyết ngũ hành”. Món xôi ngũ sắc thường được làm trong các dịp lễ, Tết để thông qua đó thể hiện khát vọng được yêu thương của con người, đó là lòng hiếu thảo yêu mẹ, kính cha của con cháu và đặc biệt là khát vọng tình yêu son sắt, thủy chung của đôi lứa, qua đó mong cầu những điều may mắn, tốt lành đến với bản làng, quê hương.

Top