
Tiến sĩ Nguyễn Đình Quang Duy, Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản miền Trung (người cầm loa trong ảnh) giới thiệu với
các cựu nghiên cứu sinh là các nhà quản lý, các chuyên gia và nhà nghiên cứu nông nghiệp đến từ các tổ chức đối tác của ACIAR tại Việt Nam
bể nuôi rong nho, một loài thuộc rong biển được nuôi ghép cùng hải sâm.

Ngoài giá trị thương phẩm chế biến trên thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, rong nho khi nuôi ghép cùng hải sâm cũng
được coi là những “cỗ máy” lọc sinh học giúp cải thiện môi trường nước, chất lượng đáy ao, bằng con đường hấp thu dinh dưỡng.

Nuôi hải sâm cát khó nhất là giai đoạn ra giống ban đầu bởi thời gian này kéo dài, từ 3 - 4 tháng.

Ao nuôi hải sâm kết hợp với ốc hương tại Khu thực nghiệm của Dự án hợp tác quốc tế giữa Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III
và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) tại huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa.

Các cựu nghiên cứu sinh là các nhà quản lý, các chuyên gia và nhà nghiên cứu nông nghiệp hăm thực địa dự án nghiên cứu do ACIAR tài trợ
được dẫn dắt bởi TS Nguyễn Đình Quang Duy, cựu nghiên cứu sinh ACIAR đang công tác tại Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3, Nha Trang.

Sau hơn một năm nuôi, trọng lượng thương phẩm thu hoạch của hải sâm cát đạt 3 con/kg tươi. Các hình thức nuôi ghép giữa hải sâm và tôm,
hải sâm với ốc hương và rong nho... đã làm đa dạng hóa đối tượng nuôi, tạo sinh kế bền vững cũng như tạo công ăn việc làm cho
người dân vùng ven biển và hải đảo. |