Thời trang

Bản hòa tấu của lụa Việt - Italia

Thông qua ngôn ngữ của thời trang, công chúng đã được thưởng lãm một “bản hoà tấu của lụa”, từ đó có cảm nhận sâu sắc hơn về sự giao lưu sáng tạo trong thời trang của hai nước Việt Nam- Italia.

Sân khấu trình diễn Tuần lễ thời trang Việt Nam- Italia được tổ chức ở Vườn hoa Diên Hồng (Hà Nội) trong khung cảnh ánh sáng buổi chiều đổ xuống, tạo ra chiều sâu lãng mạn khiến cho người xem như đang ngồi xem trong không gian mang đậm hơi thở của nước Ý.

Và với việc sử dụng phần lớn chất liệu lụa, các nhà thiết kế đến từ 2 nước đã thể hiện sự tài hoa của mình để cho người xem thấy được sự giao lưu sáng tạo thời trang giữa Việt Nam và Italia.

“Việt Nam luôn thể hiện sự quan tâm lớn đến thời trang và đang từng bước cho ra đời nhiều nhà thiết kế tài năng. Thời trang đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa hai nước. Tuần lễ thời trang Việt Nam- Italia là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm hợp tác quan hệ ngoại giao Việt – Italia”
(Bà Cecilia Piccioni - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Italia tại Việt Nam)


Tuần lễ thời trang Việt Nam - Italia là sự kiện mở màn cho chuỗi hoạt động
kỉ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.


Với chủ đề "bền vững", các nhà thiết kế chọn lựa chất liệu lụa truyền thống thể hiện trên các bộ sưu tập của mình.


Bộ sưu tập của nhà thiết kế Phương Thanh.


Bộ sưu tập của nhà thiết kế Nhi Hoàng.


Bộ sưu tập của nhà thiết kế Cao Minh Tiến.


Bộ sưu tập của nhà thiết kế Bianco Lervin.


Bộ sưu tập của nhà thiết kế Xuân Hảo.


Bộ sưu tập của nhà thiết kế Del Valle Cortizas Diego.


Bộ sưu tập của nhà thiết kế Công Huân.


Bộ sưu tập của nhà thiết kế Huyền Nhung Nguyễn.


Bộ sưu tập của nhà thiết kế Minh Hạnh.

Trong khuôn khổ Tuần lễ thời trang Việt Nam- Italia, Tổng thống Italia quyết định trao tặng tước hiệu Hiệp sĩ cho Nhà thiết kế Minh Hạnh vì những nỗ lực trong việc thắt chặt quan hệ ngoại giao hai nước trong lĩnh vực thời trang.
Đặc biệt, nhà thiết kế Minh Hạnh đã giới thiệu đến công chúng yêu thời trang 20 thiết kế đa phong cách được hiện thực hóa trên chất liệu lụa, kết hợp với kỹ thuật thêu tay họa tiết hình ảnh của Việt Nam.

Đáng chú ý của sự kiện Tuần lễ thời trang Việt Nam- Italia  là 18 mẫu thiết kế của nhà thiết kế Phương Thanh mang hình ảnh của đồng quê Việt Nam với họa tiết tranh lục bình, tứ bình kết hợp với sản phẩm khăn của Bao Loc Silk để mang đến làn gió mới về thời trang trẻ.

Bên cạnh 15 nhà thiết kế đến từ Việt Nam, tại chương trình còn có xuất hiện của hai nhà thiết kế đến từ Italia là Michele Gaudimonte, Bianco Lervin và nhà thiết kế Tây Ban Nha Del Valle Cortizas Diego. Là người đầu tiên tham gia chương trình thời trang tại Việt Nam, nhà thiết kế Michele Gaudimonte đã giới thiệu đến khán giả Việt bộ sưu tập chất liệu lụa mang phong cách lãng mạn của nước Ý. Nhà thiết kế Michele Gaudimonte chia sẻ, thông qua chương trình ông mong muốn giao lưu và học hỏi kỹ thuật in, thêu trên lụa của các nhà thiết kế Việt Nam.

“Việc chọn chất liệu lụa của Việt Nam và Ý để tạo ra một “dòng chảy” của thời trang Việt Nam là mục đích của những nhà thiết kế mong muốn phát triển từ các giá trị truyền thống”,  nhà thiết kế Minh Hạnh chia sẻ về ý tưởng lựa chọn chất liệu lụa để tôn vinh giá trị truyền thống tại chương trình.

Cũng tại Tuần lễ thời trang Việt Nam- Italia, công chúng yêu thời trang còn xem quy trình dệt nên những tấm tơ lụa truyền thống từ những nghệ nhân làm lụa của Hà Nội và Bảo Lộc trong triển lãm “Quy trình ươm tơ dệt lụa”./.


Không gian trưng bày các sản phẩm lụa của hai nước diễn ra trong ngôi nhà Ý Castalia.


Các sợi tơ được trưng bày tại không gian triển lãm.


Các nghệ nhân trình diễn quy trình ươm tơ dệt lụa tại chương trình.


Triển lãm "Quy trình ươm tơ dệt lụa" thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách tham quan.
 
Bài: Ngân Hà   Ảnh: Khánh Long

Đặc sắc trang phục truyền thống của dân tộc Mảng

Đặc sắc trang phục truyền thống của dân tộc Mảng

Tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu; người Mảng cư trú chủ yếu ở các xã: xã Vàng San (bản Nậm Suổng, Sang Sui, Nậm Xẻ), xã Bum Nưa (bản Nậm Củm) và xã Pa vệ sủ (bản A Mài) với tổng 218 hộ và 1.154 nhân khẩu. Cuộc sống của người Mảng tuy còn có những khó khăn nhất định nhưng việc bảo vệ và giữ gìn bản sắc dân tộc luôn được các thế hệ người Mảng coi trọng.

Top