Thể thao

Trúc Lâm Thái Hư phát triển dòng võ Phật gia

Tương truyền, Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308) sau khi truyền lại ngôi vua đã xuất gia lên núi Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh tu hành và khai sáng nên một trào lưu thiền học vừa cởi mở vừa sâu sắc, đó là thiền phải Trúc Lâm Yên Tử, đồng thời cũng đánh dấu khai sinh ra đời của môn phái võ học Trúc Lâm Thái Hư.
Theo thời gian, môn phái với nhiều biến chuyển thăng trầm đã không còn chỉ là dòng võ dành cho giới Phật gia mà đã lan tỏa đến công chúng. Người có công lớn trong việc phổ biến môn võ ra ngoài cửa Phật là võ sư Đỗ Nguyên Dụ (1895 – 1977), một võ quan dưới triều Nguyễn có cơ duyên được thiền sư Thích Vĩnh Thạch, môn đồ của võ Phái Trúc Lâm Thái Hư chỉ dạy.

Võ sư Đỗ Nguyên Dụ đã mạnh dạn đem võ thuật của môn phái sắp xếp thành một chương trình huấn luyện võ thuật mang tính khoa học, bài bản, được chia thành nhiều cấp đai rồi phổ biến rộng rãi đến công chúng. Ngày nay, võ phái Trúc Lâm Thái Hư thu hút cả hai dòng môn sinh Phật gia và Tục gia theo học. Trong đó, dòng Phật gia đã thể hiện được nguyên vẹn tinh thần đạo trong võ, tinh thần nhân văn xuyên suốt thông qua hệ thống cấp bậc từ thấp đến cao của võ phái.


Lễ về nguồn của môn phái Trúc Lâm Thái Hư diễn ra vào tháng 01/2016 tại chùa Hội Khánh, tỉnh Bình Dương.


Chưởng môn phái Trúc Lâm Thái Hư hiện nay, võ sư Đỗ Nguyên Tùng.


Hiện nay, môn phái đang phát triển mạnh dòng Phật gia với nhiều lớp võ từ bi
dưới các mái chùa ở các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ.



Uy lực công phá gạch của các môn sinh dòng Tục gia của võ phái.


Bài võ Trúc Lâm đại đao rất đặc sắc của võ phái.


Bài “La Hán quyền” do các em võ sinh thuộc dòng Phật gia của võ phái Trúc Lâm Thái Hư.


 Phần thể hiện đối kháng tự vệ có vũ khí.


Võ phái Trúc Lâm Thái Hư cũng có nhiều loại binh khí đa dạng như: roi (côn), đao, kiếm, kích, thương...…



Hòa thượng Thích Huệ Phước với bài Hàng Long phục hổ côn pháp.



Hiện nay, nhiều lớp võ Trúc Lâm Thái Hư từ bi dưới các mái chùa thu hút đông đảo tăng, sư và con em phật tử theo học.


Người học võ xem võ thuật chỉ là một phương pháp để rèn luyện thân và tâm.


Võ sư – hòa thượng Thích Thiện Hảo thể hiện bài Lục hợp đao đầy uy vũ.


Hòa thượng Thích Huệ Phước đang hướng dẫn môn sinh một thế võ của môn phái.

Trúc Lâm Thái Hư có năm bài quyền nhập môn căn bản, gồm: Trúc Lâm quyền, Dịch cân quyền, La Hán quyền, Liên hoa quyền và Lục hợp quyền. Năm bài quyền là đại diện cho năm giới cấm của người quy y Phật pháp phải từ bỏ (đó là: không sát sinh, ko trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không nghiện ngập). Mỗi môn sinh đều phải rèn luyện thường xuyên và hiểu rõ bản chất huấn đạo của các bài quyền này một cách nhuần nhuyễn và tự nguyện.

Qua giai đoạn nhập môn sơ đẳng, các môn sinh của bổn phái sẽ bước tới bậc cao hơn với các bài quyền như: Khai sơn quyền, Phá thạch quyền, Hàng long phục hổ quyền, Chấn sơn quyền.

Trong dòng võ Phật gia của Trúc Lâm Thái Hư, ngoài việc luyện tập quyền cước, các môn sinh còn phải luyện thiền, điều này còn quan trọng hơn cả luyện công. Giữ cho tâm thanh tịnh là điều kiện tiên quyết cho sự giác ngộ, có nghĩa là tâm chính là Phật.

Các môn sinh của Trúc Lâm Thái Hư luôn tâm niệm chỉ dùng võ thuật phục vụ cho việc hoằng hóa, cứu độ chúng sinh, chứ không được có ý đã thương, tranh cường háo thắng.

Ngày nay, nhiều lớp võ Trúc Lâm Thái Hư từ bi dưới các mái chùa Long Thiền (Đồng Nai), chùa An Lạc (Bình Dương),… được được mở ra thu hút đông đảo tăng, sư và con em phật tử theo học. Những chân lý giản dị của đạo thiền Trúc Lâm Yên Tử gắn với những lợi ích tốt đẹp của môn phái mang lại đã tạo nên sức thu hút riêng, độc đáo của một võ phái cổ truyền Việt Nam./.

 
Bài: Sơn Nghĩa - Ảnh: Nguyễn Luân

Mãn nhãn Giải vô địch thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship

Mãn nhãn Giải vô địch thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship

Sau 2 ngày tranh tài diễn ra đầy kịch tính, Giải đua mô tô nước thế giới 2024 (UIM-ABP Aquabike World Championship) – chặng đua Grand Prix of Binh Dinh, đã lựa chọn được những gương mặt vận động viên xuất sắc nhất để vinh danh tại đầm Thị Nại (tp.Quy Nhơn, Bình Định).

Top