Nghệ thuật

Kỳ thú tượng gỗ lũa

Gia đình ông Nguyễn Văn Dư ở Hồ Ba Mẫu, Đống Đa, Hà Nội đã có nhiều đời sản xuất gỗ nghệ thuật. Sản phẩm “Gỗ Việt tâm hồn Việt” từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước và chẳng xa lạ gì trong giới mê sưu tầm gỗ. Đặc biệt, ông Dư hiện đang có trong tay khoảng 120 bức tượng gỗ lũa, trong đó có nhiều tượng quý niên đại hàng trăm năm.
Hai mươi năm trước, khi thú chơi gỗ lũa chưa thịnh như bây giờ, ông Dư đã sưu tầm được rất nhiều tượng gỗ lũa độc đáo, trong đó có rất nhiều tượng Phật. Ông đã tham gia nhiều triển lãm nghệ thuật tượng Phật lớn trong nước. Ông Dư cho biết, tượng Phật bằng gỗ lũa đang ngày càng trở nên quý hiếm và độc đáo, thịnh hành nhất là các tượng gỗ lũa Phật bà Quan âm, Đức Phật Di Lặc, Đạt Ma sư tổ, Hoạt Phật Tế Công...

Theo lời ông, nguyên nhân khiến ông thích sưu tầm tượng gỗ lũa là bởi gia đình ông đã có nhiều đời làm nghề điêu khắc gỗ nghệ thuật, nên ông được tiếp xúc với đồ gỗ mỹ nghệ ngay từ bé. Ông có sở thích ngồi ngắm những bức tượng mà bố ông tạo ra bằng niềm say mê đặc biệt của mình. Thế rồi không quản ngại khó khăn cùng với sự yêu thích những bức tượng gỗ nghệ thuật, ông đã sưu tầm rất nhiều tượng Phật từ khắp nơi. Hiện ông là một trong số ít người có bộ sưu tập tượng Phật bằng gỗ lũa nhiều nhất Việt Nam.
 

Ông Nguyễn Văn Dư đang có trong tay khoảng 120 bức tượng gỗ lũa, trong đó có nhiều tượng quý niên đại hàng trăm năm.


Ông Nguyễn Văn Dư say mê giới thiệu với bạn bè về những sản phẩm gỗ lũa của mình.


Những khúc gỗ vô hồn nằm sâu dưới đất hàng trăm năm được các nghệ nhân biến thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.


Bộ sưu tập tượng gỗ lũa của ông Dư chủ yếu là những tác phẩm về đề tài Phật giáo.
 






 

Bộ tượng Phật bằng gỗ lũa của ông Dư trưng bày tại chùa Bái Đính - Ninh Bình
đã thu hút sự quan tập đặc biệt của du khách tham quan.

Tại nhà ông Dư có gian trưng bày tượng gỗ lũa rộng hơn 100m2. Ở đây có nhiều tượng gỗ lũa độc đáo như tượng Quan Công, Khổng Minh, Tế Công, Phật Di Lặc, Đạt Ma, La Hán, Quan Âm...

Ông Nguyễn Văn Dư cho rằng, tượng gỗ lũa đẹp và quý vì có nhiều hình thù kỳ lạ lại rất cứng, không mối mọt nào ăn được, không bị cong vênh hay ảnh hưởng mưa nắng. Nhiều người chơi lũa ví nó như trầm hương vì giá trị và cũng rất khó kiếm. Việc chế tác gỗ lũa cũng không giống như sản xuất đồ gỗ thông thường. Mỗi sản phẩm là một tác phẩm độc bản, hầu hết làm bằng phương pháp thủ công. Người làm gỗ lũa ngoài trí tưởng tượng, khiếu tạo hình, còn cần có đôi bàn tay khéo léo để biến ý tưởng thành hiện thực. Và đặc biệt khi tạo tác hình dáng nhân vật, người nghệ nhân phải biết tận dụng tối đa hình thế tự nhiên của khúc gỗ để làm tôn thêm vẻ đẹp tự nhiên cho pho tượng. Chính vì vậy, giá thành sản phẩm không phụ thuộc vào kích cỡ mà ở giá trị nghệ thuật, sự kết tinh từ bàn tay, khối óc con người.

Hiện nay, trên thị trường gỗ lũa được bày bán không nhiều, để mua một sản phẩm gỗ lũa nghệ thuật, người ta phải tìm đến những gia đình sành chơi sinh vật cảnh. Những sản phẩm gỗ lũa mà ông Dư sưu tầm được đã góp phần làm phong phú cho những loại hình nghệ thuật độc đáo ở Việt Nam./.
 
Bài: Trịnh Văn Bộ - Ảnh: Nguyễn Quyền

Điện Biên vẫy gọi – tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng

“Điện Biên vẫy gọi” – tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Chiều 27-3, tại Nhà hát Quân đội (Mai Dịch, Hà Nội), Nhà hát Kịch nói Quân đội đã biểu diễn báo cáo công trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - vở diễn “Điện Biên vẫy gọi”.

Top