Đời sống Việt

Điện gió xóm chài

10 máy phát điện gió do kiến trúc sư Lê Vũ Cường thiết kế đang mang lại nguồn năng lượng miễn phí và sạch giúp cuộc sống bà con xóm chài ở bãi giữa sông Hồng (phường Tứ Liên, Hà Nội) đỡ cơ cực trong những ngày hè oi bức.
 
Làng chài ven sông Hồng ở phường Tứ Liên (còn gọi là bến gốm) là nơi sinh sống của gần 20 hộ gia đình làm nghề buôn bán vận chuyển gốm hoặc thu mua phế liệu. Đã hơn 20 năm, không gian sinh hoạt của họ gói gọn trên những con thuyền sắt cũ. Trước đây, người dân phải mua điện giá đắt, phải trả thêm tiền hao phí đường dây hàng tháng.


Tại xóm chài  phường Tứ Liên có gần 20  chiếc thuyền
là nơi ăn ở của những người buôn bán gốm sứ neo đậu dưới bãi sông Hồng.
Nhiều năm nay họ phải lấy điện từ trên bờ để sử dụng với giá  từ 4.000 - 5.000 đồng/kWh.



Kiến trúc sư Lê Vũ Cường - "cha đẻ" của mô hình điện gió mini ở bãi giữa sông Hồng.


Điện năng từ máy phát điện gió mini được lưu trong bình ắc quy để sử dụng cho đèn chiếu sáng.


Kết cấu của những cánh quạt trong máy phát điện gió mini bằng chậu nhựa hết sức đơn giản.


Công việc lắp đặt các tuabin điện gió được thực hiện ngay tại sàn thuyền.


Những chiếc chậu nhựa có thể dễ dàng quay ngay cả khi gặp cơn gió nhẹ.


Mô hình điện gió bao gồm mô tơ, cột thép, pin năng lượng, hệ cánh gió, bộ điều khiển sạc, nâng áp, bình ắc quy,
bóng đèn Led 9W. Trong ảnh là hệ thống pin năng lượng được lắp đặt trên các mái thuyền để hỗ trợ cho các quạt gió.



Hiện tại dự án điện gió này mới chỉ lắp thí điểm ở 10 thuyền ở làng chài bến sông Hồng.

Biết được sự khó khăn trong việc sử dụng điện của người dân xóm chài, kiến trúc sư Lê Vũ Cường, giám đốc Công ty Kiến trúc xanh 1516 và những người cộng sự đã nảy ra ý tưởng táo bạo là lắp đặt một hệ thống điện gió tại đây. “Tôi đã nghiên cứu và học hỏi các mô hình điện gió quy mô nhỏ, áp dụng trong các đô thị trên thế giới sau đó đến xóm chài khảo sát. Những chiếc chậu nhựa làm cánh quạt là kết quả của việc tổng hợp lại các tiêu chí phù hợp với người dân xòm chài là rẻ tiền, sẵn có và dễ thay thế”. Kiến trúc sư Lê Vũ Cường chia sẻ.

Gần đây, khi biết tin Quỹ Live & Learn Việt Nam, Tổ chức Plan tại Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia có mở hồ sơ tài trợ cho các dự án năng lượng sạch, kiến trúc sư Lê Vũ Cường nộp hồ sơ và đã được Quỹ Live & Learn Việt Nam cấp kinh phí cho 10 hộ gia đình ở đây được lắp đặt thử nghiệm các tuabin điện gió độc đáo này.

Những chiếc chậu nhựa mà người dân nơi đây gọi là “cánh gió hoa đỏ” đã làm ra điện, đã thắp sáng những con thuyền sắt cũ kỹ. Từ khi lắp đặt đến nay, kiến trúc sư Lê Vũ Cường vẫn thường xuyên qua lại, hỏi thăm, đo đạc các thông số cũng như kiểm tra từng con ốc vít để không ngừng hoàn thiện tuabin điện gió đặc biệt của mình. Anh sẽ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu để mô hình này có thể tăng công suất hoặc lắp đặt thêm để bổ sung, kết nối tạo ra nguồn điện mạnh hơn để có thể chạy thêm một số thiết bị như quạt, nồi cơm điện, tủ lạnh…/.



Hệ thống chiếu sáng gồm 1 bóng đèn LED công suất 9W có độ sáng tương đương bóng đèn sợi đốt 60W thông thường.
Tuy nhiên, số lượng bóng đèn có thể tăng thêm 1 - 2 bóng tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng.



Một chiếc bóng đèn nhỏ sử dụng năng lượng điện gió có thể thắp đủ sáng cho không gian nhỏ hẹp của khoang thuyền.


Bà Dung, một hộ dân trên thuyền cho biết, hệ thống năng lượng này rất hữu ích với những cư dân bến gốm,
mỗi tháng gia đình bà cũng tiết kiệm được vài chục nghìn đồng nhờ mô hình điện gió này.



Khi trời tối, nguồn điện cung cấp cho bóng đèn vừa đủ thắp sáng cho không gian bán kính khoảng 2 m
nên mọi sinh hoạt trong gia đình trên một chiếc thuyền thuận tiện và dễ dàng hơn.



Mọi sinh hoạt của người dân xóm chài đều gói gọn trong những chiếc thuyền sắt cũ kỹ.


Cùng với nguồn điện gió chiếu sáng tự túc, người dân xóm thuyền tự trồng rau sạch trên thuyền để cải thiện đời sống.


Nhiều gia đình ở xóm chài tiết kiệm được chi phí khoảng 30 - 50 nghìn đồng/ tháng khi sử dụng mô hình điện gió.


Sự xuất hiện của hệ thống điện gió ở xóm chài được kỳ vọng sẽ cung cấp thêm một nguồn năng lượng chiều sáng mới,
giúp giảm bớt chi phí phát sinh do sử dụng điện của các gia đình đang sinh sống ở đây.


Sàn thuyền của một gia đình trong xóm trở thành “phòng tập gym” để những thanh niên rèn luyện thể lực lúc cuối ngày.



Những mô hình năng lượng gió quy mô nhỏ thế này đã góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu 
và là món quà ý nghĩa với những người lao động nghèo.



Hệ thống điện gió do kiến trúc sư Lê Vũ Cường thiết kế hoạt động theo nguyên tắc gió sẽ làm quay chậu nhựa cánh quạt rồi  làm trục mô tơ quay, tạo ra điện năng. Lượng điện năng được lưu trong bình ắc quy và được sử dụng cho một bóng đèn LED công suất 9W có độ sáng tương đương bóng đèn sợi đốt 60W thông thường.

 
Bài và ảnh: Công Đạt

Chic Chillax - nơi thương nhớ đồng quê xứ Quảng

Chic Chillax - nơi thương nhớ đồng quê xứ Quảng

Thay vì những không gian thưởng thức cà phê đường phố ồn ào, náo nhiệt như thường thấy thì giờ đây mô hình những quán cà phê mang phong cách đồng quê đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng vì ở đó người ta tìm thấy sự thư giãn bình yên, một liệu pháp chữa lành chứng quá tải của đời sống đô thị thời hiện đại. Và đó chính là sự thú vị mà Chic Chillax, một không gian thưởng thức cà phê mang đậm phong vị đồng quê xứ Quảng mà nhiều người khó có thể bỏ qua khi đến với phố cổ Hội An.

Top