Tiêu điểm

COP 21 - Việt Nam nỗ lực cùng thế giới chống biến đổi khí hậu

Tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) tại Paris (Pháp), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, từ nay đến năm 2020, mặc dù là một nước đang phát triển, gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam vẫn cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030, có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế, và sẽ đóng góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh giai đoạn 2016-2020.
Phát biểu trước 150 nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ các quốc gia trên thế giới và lãnh đạo các tổ chức quốc tế đại diện cho 196 thành viên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ quan điểm của Việt Nam: "Chúng ta có mặt tại Hội nghị COP21 để bày tỏ cam kết ủng hộ, thúc đẩy tiến trình đàm phán và thông qua Thỏa thuận khí hậu toàn cầu sau năm 2020. Nội dung Thỏa thuận cần bảo đảm sự đóng góp công bằng giữa các quốc gia và có sự cân bằng trong các nội dung về giảm nhẹ, thích ứng, tài chính, phát triển và chuyển giao công nghệ... Các nước phát triển cần đi đầu trong việc thực hiện cam kết của mình, đồng thời hỗ trợ và tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển để cùng nhau thực hiện thành công Thỏa thuận".


Tổng thống Pháp Francois Hollande đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ khai mạc COP 21.
Ảnh: Đức Tám – TTXVN


Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ khai mạc COP 21.
Ảnh: Đức Tám – TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị COP 21. Ảnh: Đức Tám – TTXVN


COP 21 thu hút sự tham gia của 1.300 đại biểu, trong đó có 150 nguyên thủ các nước.
Ảnh: Đức Tám – TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Laura Tuck
đồng chủ trì Đối thoại cấp cao về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Đức Tám – TTXVN

Một điểm nổi bật khác tại Hội nghị COP 21 là Việt Nam đã rất thành công khi đưa vấn đề biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long đến với Hội nghị này. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) bà Laura Tusk đã đồng chủ trì Phiên Đối thoại cấp cao "Việt Nam chung tay cùng các đối tác quốc tế ứng phó với những thách thức của biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long". Tại đối thoại này, Ngân hàng Thế giới, Hà Lan cùng cộng đồng quốc tế đã bày tỏ sự ủng hộ, chung tay hỗ trợ Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long./.
 



ĐBSCL là nơi xuất khẩu khoảng 1/5 tổng lượng gạo thương mại quốc tế trên toàn cầu
nhưng đang đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. 
Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN

Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam có dân số trên 18 triệu người, diện tích gần 40.000km2 đất đồng bằng, là nơi đang xuất khẩu khoảng 1/5 tổng lượng gạo thương mại quốc tế trên toàn cầu. Tuy nhiên, nơi đây đang chịu các tác động “kép” do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và do các hoạt động xây đập, khai thác và sử dụng nước không bền vững tại các khu vực thượng nguồn sông Mekong. Hạn hán nặng dẫn tới xâm nhập mặn ngày càng tăng, làm ảnh hưởng tới gần 700.000ha đất canh tác, chiếm khoảng 40% trong tổng số 1,7 triệu ha đất nông nghiệp của cả vùng. Nếu không có giải pháp ứng phó phù hợp thì dự báo đến cuối thế kỷ này, nước biển dâng cao 1m sẽ gây ngập tới 40% diện tích và ảnh hưởng tới sinh kế của gần 55 % dân số Đồng bằng sông Cửu Long. 
 
TTXVN/Báo ảnh Việt Nam

Quan hệ Việt Nam - Australia nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện

Quan hệ Việt Nam - Australia nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện

Sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Australia đã xây dựng mối quan hệ vững chắc và toàn diện trên cơ sở tin cậy chiến lược và hiểu biết lẫn nhau. Nhân chuyến thăm chính thức Australia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong tháng 3 vừa qua theo lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, hai bên đã công bố nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Top