Nghệ thuật

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm sứ Nhật Bản

Những người yêu gốm sứ Việt có dịp được ngắm vẻ đẹp của gốm sứ Nhật Bản ở 7 vùng sản xuất chính là Sento và Mino, gốm Arita và Karatsu, Hagi, Tokyo và Mashiko, vùng Tokyo và Tamba, Bizen, Kutani và Kanazawa trong triển lãm “Gốm Sứ Nhật Bản: Thế hệ trở mình từ những lò nung truyền thống” vừa được khai mạc tại  Nhà Triển lãm 92, Lê Thánh Tôn, quận 1, Tp. Hồ CHí Minh.
Triển lãm do Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam và Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tổ chức. Phần lớn các tác phẩm lần này là những chiếc bình với nhiều hình dáng từ thô sơ, cổ điển đến hiện đại của 35 nghệ nhân gốm sứ Nhật Bản.

Các nghệ nhân làm gốm ở Nhật Bản ngày nay đã thừa hưởng kỹ thuật truyền thống để làm ra các tác phẩm với kỹ thuật nung và cách tráng men mới được đúc kết từ những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại. Vì thế, các tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm rất độc đáo, lạ mắt và có tính thẩm mỹ từ họa tiết, hình dáng, màu sắc…



Triển lãm “Gốm sứ Nhật Bản: Thế hệ trở mình từ những lò nung truyền thống”
được Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam
và Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Tp Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.



Những tác phẩm gốm sứ mang tính nghệ thuật tại Triển lãm được công chúng yêu gốm Việt Nam đón nhận.


Triển lãm giới thiệu đến người yêu gốm tại Việt Nam những tác phẩm đặc sắc.

Bên cạnh việc có số lượng lớn thợ gốm và nghệ nhân gốm thì phần đông cư dân tại Nhật Bản còn có kiến thức sâu rộng và biết thưởng thức loại hình nghệ thuật này. Người dân Nhật Bản có tình cảm đặc biệt đối với những đồ dùng được làm từ đất sét.

Tại Triển lãm, người xem sẽ thấy được “thế hệ trở mình từ những lò nung truyền thống”. Đây là những nghệ nhân được lựa chọn trong số những người làm gốm tích cực nhất ở Nhật Bản với các phong cách khác nhau. Các nghệ nhân này đã sáng tạo nên những thiết kế tinh xảo, giàu tính nghệ thuật./.



Bộ ấm trà tráng men trang trí dát vàng của nghệ nhân KAWAGUCHI Jun.


Bát sứ với họa tiết lá phong màu đen và xanh của nghệ nhân IMAIZUMI Imaemon đời thứ 14.


Bộ bát đĩa với họa tiết trang trí độc đáo của nghệ nhân ICHINO Genwa.


Bình với họa tiết đường thẳng của nghệ nhân ICHONO Masahiko.


Tác phẩm gốm "Âm thanh của gió" của nghệ nhân ICHONO Masahiko.


Bình hoa của nghệ nhân OKUMURA Hiromi.


Lọ hoa với những đường kẻ uốn lượn đối xứng của nghệ nhân SHIMIZU Ichiji.


Lọ gốm được tráng men xanh với họa tiết gợn sóng của nghệ nhân MIYANISHI Atsushi.


Bát gốm men xanh với họa tiết đường cánh hoa của nghệ nhân MIYANISHI Atsushi.


Chén gốm tráng men Ohi của nghệ nhân OHI Toshio.


Lọ hoa của nghệ nhân KAWAKAMI Tomoko.


Lọ tráng men theo từng lớp mỏng của nghệ nhân NAGAE Shigekazu.


Chiếc bình lớn với lớp tráng men họa tiết cây nho akebia của nghệ nhân HIROSE Yoshiyuki.


Bát gốm không tráng men với dáng thoải của nghệ nhân MISAKI Mitsukuni.


Bình lớn với lớp tráng men và họa tiết hoa mộc lan của nghệ nhân TOYOFUKU Makoto.


Đĩa lớn hình phiến lá màu ngọc bích của nghệ nhân URAGUCHI Masayuki.




“Gốm sứ phản ánh quá trình phát triển về lịch sử, văn hóa của mỗi vùng, miền khác nhau trên đất nước Nhật Bản. Thông qua Triển lãm lần này, chúng tôi mong muốn người dân Việt Nam hiểu biết hơn về nghệ thuật gốm sứ của đất nước mình”. 

(Ông Yoghino Yakabe, Phó Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Tp. Hồ CHí Minh)


 
Bài: Nguyễn Oanh - Ảnh: Thông Hải

Điện Biên vẫy gọi – tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng

“Điện Biên vẫy gọi” – tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Chiều 27-3, tại Nhà hát Quân đội (Mai Dịch, Hà Nội), Nhà hát Kịch nói Quân đội đã biểu diễn báo cáo công trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - vở diễn “Điện Biên vẫy gọi”.

Top