Nghệ thuật

"Câu chuyện gia đình" của Nguyễn Tuấn Dũng

Chàng họa sĩ trẻ Nguyễn Tuấn Dũng sinh năm 1990 người Thanh Hóa mang đến cho người xem câu chuyện xúc động về những vật dụng gần gũi quanh mình qua loạt tranh "Câu chuyện của tôi".
15 tác phẩm của Dũng được thể hiện bằng chất liệu Acrylic trên giấy báo đã tái hiện một cách chân thực và dung dị về những vật dụng gần gũi với cuộc sống lao động như: chiếc xe đạp cũ, bơm xe đạp, chiếc ghế gỗ, nón lá, ổ bánh mì, gói xôi…tại miền quê Thanh Hóa.

Tranh của Dũng mộc mạc, giản dị nhưng nó lại thấm và để lại sự xúc động cho người xem. Những hình ảnh quá đỗi đơn sơ như chiếc máy cày, chiếc xe đạp, gói mì tôm… gợi nhớ lại cuộc sống với ký ức của tuổi thơ. Dũng cho biết: “Mình muốn ghi lại hiện thực về cuộc sống xung quanh, những gì đã và đang trải qua, hiện hữu quanh đời sống này. Tuổi thơ bên gia đình là nguồn cảm hứng, và là đề tài có ảnh hưởng lớn nhất đến những tác phẩm trong bộ tranh này của mình”.

Họa sĩ trẻ Nguyễn Tuấn Dũng bên tác phẩm của mình.


Tác phẩm: Nhớ.


Tác phẩm: Một góc kí ức.


Tác phẩm: Ngày bình yên.


Tác phẩm: Bạn bố.


Tác phẩm: Ngày thơ 1.


Tác phẩm: Chuyện cũ chuyện mới.


Tác phẩm: Chuyện tôm.


Tác phẩm: Ngày thơ 2.


Tác phẩm: Chuyện cũ.


Tác phẩm: Chuyện khoai.


Tác phẩm: Chuyện xưa.


Tác phẩm: Chuyện 1.


Tác phẩm: Chuyện nắng mưa.


Tác phẩm: Tôi.
Nguyễn Tuấn Dũng từng tham gia Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2015 và đạt giải Khuyến khích. Bên cạnh đó, Dũng cũng tham gia nhiều triển lãm nhóm như: Triển lãm Tết Art 2016, Triển lãm tranh Quốc tế tại Hàn Quốc, Triển lãm giao lưu Việt Nam - Thái Lan… Triển lãm "Câu chuyện của tôi" được tổ chức  tại Craig Thomas Gallery 27i, Trần Nhật Duật, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh kéo dài đến hết ngày 30/12/2016.
Người xem ấn tượng trong tranh của Dũng về hình tượng chiếc xe đạp. Tranh Dũng vẽ nên mỗi chiếc xe là một thân phận dù không có hình ảnh con người hiển hiện nhưng người xem vẫn luôn thấy thấp thoáng hình bóng con người đâu đó. Chiếc xe nam Phượng Hoàng của bố mẹ Dũng từ lúc mới quen nhau, chiếc xe đạp là phương tiện mưu sinh, chiếc xe đạp cũng là phương tiện đi lại quen thuộc đối với người Việt Nam thời trước… Chiếc xe đạp như là người bạn quen thuộc với mọi người, mang lại những cảm xúc đặc biệt và đẹp đẽ. Mỗi bức tranh về xe đạp như một lát cắt của cuộc sống.

Nguyễn Tuấn Dũng sử dụng chất liệu Acrylic trên giấy báo là vì những dòng chữ, hay hình ảnh trên báo như là một bề mặt sẵn rất bắt mắt và lạ khi đưa kết hợp với ngôn ngữ hội họa. Ngoài ra, những title, nội dung trên báo mang tính thời sự được Dũng chọn lựa khéo léo để làm tăng lên những điều muốn nói trong tranh.

Chú Nguyễn Hoàng Phát, 56 tuổi ở quận Bình Thạnh, sau khi xem tranh chia sẻ: “Nhìn những bức tranh này mình lại nhớ đến thời bao cấp. Thời đó cuộc sống đơn sơ nhưng đầy ắp tình người. Chiếc xe đạp hồi đó quý lắm, gần như đó là phương tiện thường thấy của mọi người. Mọi ký ức của tôi cứ ùa về khi ngắm nhìn những vật dụng như thế này”./.


Bài: Nguyễn Oanh -  Ảnh: Thông Hải

Điện Biên vẫy gọi – tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng

“Điện Biên vẫy gọi” – tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Chiều 27-3, tại Nhà hát Quân đội (Mai Dịch, Hà Nội), Nhà hát Kịch nói Quân đội đã biểu diễn báo cáo công trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - vở diễn “Điện Biên vẫy gọi”.

Top