Nghệ thuật

Bản trường ca di-nhập cư của loài người

“0395A.ĐC” bắt nguồn từ ý tưởng về vấn đề di-nhập cư của loài người là một dự án nghệ thuật đương đại được nghệ sĩ Ly Hoàng Ly thể nghiệm và ra mắt công chúng qua triển lãm cá nhân đầu tiên của mình tại không gian trưng bày Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory, quận 2, Tp. Hồ Chí Minh.
Triển lãm này là lần trình hiện mang tính bao quát nhất về thực hành của Ly Hoàng Ly - thuộc khuôn khổ dự án bắt đầu từ năm 2011 và vẫn đang tiếp diễn của nghệ sĩ. Nghệ sĩ Ly Hoàng Ly chia sẻ, vấn đề di-nhập cư luôn diễn ra trong tiến trình phát triển của nhân loại trong từng hoàn cảnh lịch sử, địa lý khác nhau là một câu chuyện tất yếu nằm trong quy luật của sự phát triển. Như người châu Phi di cư để tìm vùng đất mới có khí hậu đỡ khắc nghiệt hơn với cái ăn, cái ở tốt hơn; hay do biến động xã hội thời điểm gần đây nên họ di cư và nhập cư đến châu Âu, vượt qua Địa Trung Hải, tất cả vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ở một khía cạnh khác về di-nhập cư, khi xã hội ngày các phát triển, những nhà thám hiểm như Christopher Columbus hay Vasco da Gama đã bất chấp hiểm nguy, thử thách để khai phá những vùng đất mới, mang văn minh đến những nơi còn hoang dã và cũng mở đất cho mọi người tìm cuộc sống mới. Từ đó mà châu Mỹ, hay đất nước Ấn Độ được người Âu châu tìm thấy. Đó là những câu chuyện lịch sử, nhưng giá trị thời đại của nó thì còn mãi, như vấn đề di-nhập cư đã và luôn gắn liền với lịch sử loài người.


Triển lãm cá nhân của nghệ sĩ Ly Hoàng Ly có tựa “0395A.ĐC” thu hút đông đảo công chúng
và giới nghệ sĩ đến tham quan. Ảnh: Nguyễn Vũ Thành Đạt


Nghệ sĩ Ly Hoàng Ly trong buổi khai mạc triển lãm. Ảnh: Nguyễn Vũ Thành Đạt


Công chúng tham quan triển lãm của Ly Hoàng Ly. Ảnh: Nguyễn Vũ Thành Đạt


Công chúng tìm hiểu tác phẩm thuyền nhà thuyền, một điểm nhấn trong
“Bản trường ca di-nhập cư của loài người”. Ảnh: Nguyễn Vũ Thành Đạt

Có ba thứ tối cần thiết gắn liền với quá trình di-nhập cư của con người là con thuyền, ngôi nhà và nước. Ở đây, xuyên suốt triển lãm, nghệ sĩ Ly Hoàng Ly đã trình hiện qua các tác phẩm độc đáo của mình với hình ảnh con thuyền, ngôi nhà và nước được điệp lại (làm rõ); phóng lớn (nâng tầm quan trọng), rồi thu nhỏ (hạ tầm); trong khi các yếu tố khác - như tên người, địa danh và quốc gia - lại được đặt ở những vị trí khuất tầm mắt (làm mờ) hay hoàn toàn bị che phủ (ẩn giấu đi).

Ly Hoàng Ly lý giải: “Giữa biển khơi (nước) và tàn bạo bão giông, một phương tiện chuyên chở (con thuyền) dù có tả tơi cũng có thể trở thành nơi bao bọc che chở, cho ta bám víu nương tựa. Mặt khác, ta cũng có thể phải chịu đựng những cơn bão tâm lý, cảm giác mất thăng bằng, tình trạng bấp bênh, kẹt mắc trong những mối ràng trong chính tổ ấm ta gọi là nơi an toàn (ngôi nhà). Tùy thuộc vào tâm thế của một người vào từng thời điểm nhất định, mà người ấy có thể thấy mình đang an ấm hay đang mắc kẹt trong một con thuyền hay một ngôi nhà”. Ba biểu tượng nước, thuyền và nhà là những yếu tố hình thành nền tảng thị giác của triển lãm, mà trên đó các tác phẩm được xây dựng.

Ngay trung tâm không gian trưng bày, công chúng sẽ bắt gặp 12 khối thép gắn kết với nhau có tổng trọng lượng 21 tấn. Ở giữa là không gian kết nối, trên đỉnh là cấu trúc mang dáng hình con thuyền, trụ đáy là cấu trúc mang dáng hình ngôi nhà - tác phẩm mang trong mình toàn bộ suy tư, ý niệm và nền tảng triết lý xuy
ên suốt triển lãm. Giám tuyển Bill Nguyễn cho biết, đây là tác phẩm đầu tiên được sáng tạo trên tinh thần nghệ thuật công cộng của cá nhân một nghệ sĩ. Nghệ sĩ Ly Hoàng Ly cũng khuyến khích công chúng tham quan triển lãm tương tác với tác phẩm là khối thép khổng lồ này, có thể thoải mái vui chơi, leo trèo trên tác phẩm đặc biệt của mình. Nghệ sĩ mong muốn trong tương lai, tác phẩm sẽ tìm được địa điểm “định cư” lâu dài, tại một không gian công cộng ở Việt Nam./.


Khối thép khổng lồ 21 tấn đặt ngay trung tâm không gian trưng bày The Factory. Ảnh: Nguyễn Luân



Mô hình khối thép khổng lồ. Ảnh: Nguyễn Luân


Những thước phim tư liệu ghi lại chuỗi tác phẩm của ngh
ệ sĩ Ly Hoàng Ly. Ảnh: Nguyễn Luân


Các tác phẩm sắp đặt độc đáo trưng bày trong triển lãm của ngh
ệ sĩ Ly Hoàng Ly. Ảnh: Nguyễn Luân


Những sắc đen, trắng, bạc, vàng tạo thành 21 cấu trúc có dáng hình tựa những mẫu vật địa chất,
nhuyễn sáng, lóng lánh một góc không gian triển lãm. Ảnh: Nguyễn Luân


Thuyền nhà thuyền bằng thép không rỉ, sắt, gỗ. Ảnh: Nguyễn Luân


Ly Hoàng Ly tháo gỡ mối ràng của các yếu tố thị giác, ẩn mờ những gì không-được-biết,
sau đó lại lật tỏ chính những che, trốn của mình. Ảnh: Nguyễn Luân
















21 đơn vị, hỗn hợp tro và tàn dư xương bò, sắt, gốm kích cỡ đa dạng - độc bản. Ảnh: Nguyễn Luân




Ly Hoàng Ly (sinh năm 1975 tại Hà Nội, hiện sinh sống tại Tp. Hồ Chí Minh), sau khi tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh (năm 1998), cô được trao tặng học bổng Fulbright của chính phủ Mỹ (năm 2011) và hoàn thành bằng Thạc sĩ tại Học viện Mỹ thuật Chicago (SAIC, Mỹ) năm 2013 và thực tập một năm tại Joan Flasch Artists’ Book Collection, SAIC. Tiếp cận nghệ thuật qua lăng kính liên kết đa ngành và đa phương pháp, qua thực hành của mình, Ly Hoàng Ly đặt ra những chất vấn về thân phận con người nói chung: Về bản chất biến thiên của căn tính và lịch sử, về tính thích ứng và khả năng chấp nhận và những vấn đề chung như sự chia rẽ và tính đoàn kết, thích ứng và chấp nhận.
 
Bài: Nguyễn Vũ Thành Đạt - Ảnh: Nguyễn Luân, Nguyễn Vũ Thành Đạt

Điện Biên vẫy gọi – tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng

“Điện Biên vẫy gọi” – tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Chiều 27-3, tại Nhà hát Quân đội (Mai Dịch, Hà Nội), Nhà hát Kịch nói Quân đội đã biểu diễn báo cáo công trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - vở diễn “Điện Biên vẫy gọi”.

Top